1900 636348

FCL là gì? Quy trình xuất khẩu hàng FCL bằng đường biển 

FCL là gì? Quy trình xuất khẩu hàng nguyên container (FCL) bằng đường biển gồm những bước nào? Tất cả các thắc mắc trên đều sẽ được Mison Trans giải đáp trong bài viết dưới đây, bạn có thể tham khảo ngay nhé

FCL là gì? 

FCL là gì? 

FCL là từ viết tắt của cụm từ “Full Container Load”, có nghĩa là gửi hàng nguyên container. 

Điều này có nghĩa là khi bạn đặt container trực tiếp từ hãng tàu hoặc thông qua FWD, bạn sẽ nhận được giấy tờ đặt chỗ (booking note) để lấy container trống và bạn có quyền sử dụng container đó hoàn toàn cho việc đóng gói hàng của mình mà không cần chia sẻ với bất kỳ người gửi hàng khác nào.

Quy trình xuất khẩu hàng nguyên container (FCL) bằng đường biển

Quy trình xuất khẩu hàng nguyên container (FCL) bằng đường biển

Bước 1: Tìm hiểu thủ tục và tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu

Ở bước này, bạn cần kiểm tra xem các mặt hàng mình dự định xuất khẩu có nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện của nhà nước hay không? Nếu hàng hóa của bạn không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu thì quá tốt. 

Còn nếu hàng hóa của bạn nằm trong danh mục cấm xuất khẩu hoặc phải xin giấy phép xuất khẩu, thì bạn phải nên kiểm tra xem giấy phép xuất khẩu đó là gì và công ty của bạn có đủ điều kiện để cung cấp các hồ sơ chứng từ để xin giấy phép hay không?

Đồng thời, ở bước này cũng sẽ tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác nhập khẩu. Từ hợp đồng này, bạn sẽ biết được trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên như thế nào và tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 2: Xin Giấy phép xuất khẩu (nếu có)

Bước này áp dụng khi hàng hóa của bạn nằm trong danh mục cần phải xin giấy phép xuất khẩu.

Ví dụ: Khi muốn xuất khẩu một mặt hàng gạo, thì bạn cần xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh của bộ công thương. Đồng thời đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.

Chính vì vậy, việc xin giấy phép xuất khẩu sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí. Bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về hàng hóa của mình trên Google, thông qua các Thông tư, Nghị định quy định của nhà nước… Hoặc có thể liên hệ trực tiếp với một công ty logistics chuyên nghiệp, chuyên xuất khẩu mặt hàng đó để có thể hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.

Bước 3: Thanh toán tiền hàng

Hai hình thức thanh toán phổ biến là TT và LC. Tùy vào thỏa thuận của bạn với đối tác nhập khẩu mà sẽ thỏa thuận thanh toán bằng phương thức nào và thời điểm nào để phù hợp.

Bạn có thể nhờ các bên logistics tư vấn thời điểm thanh toán để giảm thiểu rủi ro hơn. Hoặc liên hệ trực tiếp đến ngân hàng mà bạn mở tài khoản công ty để họ tư vấn kỹ hơn.

Bước 4: Tiến hành book tàu

Sau khi đã có hợp đồng xuất khẩu và xin được giấy phép xuất khẩu, bạn sẽ tiến hành book tàu. Tùy vào điều kiện thương mại ghi, ký kết trong hợp đồng, bạn sẽ có thể biết được trách nhiệm book tàu là của bên mua hay bên bán.

Nếu bạn xuất hàng theo điều kiện thương mại nhóm C và nhóm D, thì bạn sẽ chịu trách nhiệm trả cước vận chuyển. Nói cách khác là bạn sẽ liên hệ trực tiếp với hãng tàu hoặc công ty FWD như là Mison Trans sẽ book container cho hàng hóa của bạn.

Nếu bạn xuất hàng theo điều kiện thương mại nhóm F, như là FOB. Thì nghĩa vụ của bạn là chỉ cần lấy container rỗng kéo về kho của mình đóng hàng, sau đó mang hàng ra hãng tàu và tiến hàng thông quan xuất khẩu.

Vậy, làm thế nào để có được booking note để lấy container rỗng đóng hàng trong trường hợp xuất hàng theo điều kiện thương mại nhóm F?

– Đầu nhập khẩu sẽ có một đối tác ở Việt Nam đứng ra thông báo cho bạn. Và hai bên sẽ sắp xếp lịch trình vận chuyển lô hàng sao cho phù hợp nhất.

Bước 5: Đóng hàng và vận chuyển về cảng

Bạn sẽ dùng booking note để lấy vỏ container rỗng từ bãi. Tiếp theo là sẽ kéo container về kho và đóng hàng. Sau khi đóng hàng xong, bạn cần niêm phong kẹp chì, có nghĩa là bấm seal lại. 

Trong trường hợp, hàng của bạn cần phải làm thêm các thủ tục chuyên ngành tại cảng như là hun trùng, kiểm dịch thực vật thì chỉ cần bấm seal tạm là được. Vì nếu mà bạn bấm seal của hãng tàu thì có thể phải cắt seal đó ra và tốn thêm chi phí.

Sau khi đóng hàng xong thì bạn sẽ kéo công hạ về cảng, bãi theo quy định của hãng tàu. Container hàng của bạn cần phải hạ trước giờ cắt máng, nếu không thì có thể sẽ bị rớt tàu (Container hàng của bạn sẽ không được xếp lên tàu theo lịch trình đã dự kiến, mà phải chờ xếp lên chuyến tàu sau).

Bạn nên lưu ý về thời gian DEM/DET lấy container và hạ container sao cho phù hợp.

Bước 6: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại cảng

Ngoài khai tờ khai hải quan xuất khẩu, bạn cần chuẩn bị bộ chứng từ chính sẽ bào gồm: Hợp đồng thương mại (sale contract), hóa đơn thương mại (invoice), phiếu đóng gói (packing list)… Sau đó bạn mang bộ hồ sơ này ra cảng trình cho hải quan để họ xem xét và tiến hành thông quan cho lô hàng của mình.

Nếu bạn xuất hàng theo điều kiện F, như là FOB, thì sau khi thông quan thì trách nhiệm cơ bạn của bạn đã hoàn tất. Nhưng nếu bạn xuất hàng theo nhóm C hay nhóm D, thì ngay sau khi đóng hàng, bạn cần gửi shipping Instruction (SI) cho hãng tàu để lên Bill.

Bước 7: Hoàn tất các chứng từ cần thiết khác

Ở bước này bạn sẽ tiếp tục hoàn thiện nốt các chứng từ được yêu cầu trong hợp đồng để cung cấp cho hợp đồng nhập khẩu. Có thể là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng thư kiểm dịch thực vật hoặc chứng từ hun trùng… 

Tốt nhất sau khi bạn đã có bản nháp của các chứng từ này, bạn nên gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu để họ xem và phản hồi, để có thể điều chỉnh kịp thời nếu gặp sai sót để tránh mất thời gian

Bước 8: Gửi chứng từ cho người nhập khẩu xác nhận và hoàn tất thủ tục

Sau khi nhận được bộ chứng từ gốc từ các cơ quan chuyên ngành, bạn sẽ tiến hành gửi cho đầu nhập khẩu theo số lượng đã thỏa thuận. Đồng thời, gửi thêm một bản scan qua mail để họ sắp xếp công việc trước.

Đến bước này, bạn đã hoàn tất thủ tục xuất khẩu hàng FCL bằng đường biển. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi lịch tàu, khi nào tàu cập cảng, bắt đầu nhập khẩu và tiến độ thanh toán của đầu nhập khẩu.

Tham khảo video chia sẻ quy trình các bước xuất khẩu hàng FCL:

Phân biệt hàng FCL và LCL

FCLLCL

Chủ hàng

Thuộc về 1 chủ hàng duy nhấtThuộc rất nhiều chủ hàng

Chi phí

Trả phí toàn bộ cho 1 containerTrả phí cho phần thể tích không gian sử dụng

Thời gian

Đi theo lịch tàu cố định và không đợi gom hàng
  • Đi theo lịch tàu cố định và đợi gom hàng.
  • Có thể phát sinh sự chậm trễ trong việc giao hàng

Rủi ro

Ít bị tác động bởi các lô hàng khácKhả năng hư hỏng cao hơn do bị tác động bởi nhiều lô hàng khác nhau

Bạn có thể tham khảo đầy đủ hơn trong video Mison Trans chia sẻ sau đây:

Ưu điểm và nhược điểm của hàng FCL và LCL

FCLLCL

Ưu điểm

  • Thời gian vận chuyển nhanh
  • Hàng hóa ít hư hỏng
  • Tối ưu chi phí cho lô hàng lớn
  • Tối ưu chi phí cho lô hàng nhỏ
  • Chi phí quản lý thấp

Nhược điểm

  • Chi phí hàng tồn kho cao
  • Tốn nhiều chi phí khi lô hàng nhỏ, lẻ
  • Khả năng hư hỏng cao hơn
  • Thời gian vận chuyển lâu hơn
  • Có thể phát sinh sự chậm trễ trong giao hàng

Và tùy vào nhu cầu, mục đích, nguồn cung, quy mô vốn và đặc điểm của hàng hóa, mà bạn sẽ chọn hình thức đóng hàng phù hợp.

Mong rằng với những kiến thức trên sẽ góp phần bổ sung và giúp ích cho bạn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như giải đáp được khái niệm FCL là gì và quy trình xuất khẩu hàng FCL bằng đường biển.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại TP. Hồ Chí Mình, hãy liên hệ ngay với Mison Trans để được hỗ trợ và tư vấn ngay nhé!

___________________

MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

  • Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 63 63 48
  • Email: st1@misontrans.com