1900 636348

Thủ Tục Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không [Đầy Đủ Thông Tin]

Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu bằng đường hàng không là bước đầu tiên và cần thiết khi muốn nhập khẩu lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Quý doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ đầy đủ để hàng hóa được thông quan một cách nhanh chóng, cũng như giảm bớt thời gian xử lý đơn hàng, giảm các chi phí phát sinh không đáng có.

Vậy thủ tục nhập khẩu bằng đường hàng không cần những gì, thời gian tốt nhất để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu là khi nào? Hãy cùng Mison Trans tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Thủ tục nhập khẩu bằng đường hàng không

Thủ tục nhập khẩu bằng đường hàng không cần các chứng từ nào?

Để nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không một cách thuận lợi, bạn cần nắm rõ thông tin về lô hàng, cung cấp cho đơn vị vận chuyển những thông tin chính xác. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục thông quan.

1. Chứng từ BẮT BUỘC CÓ trong vận tải hàng hóa đường hàng không

Chứng từ BẮT BUỘC CÓ trong vận tải hàng hóa đường hàng không

Thủ tục nhập khẩu bằng đường hàng không sẽ có yêu cầu khắt khe hơn so với đường bộ và đường biển. Bộ chứng từ nhập khẩu mà Hải Quan sẽ yêu cầu bạn bắt buộc phải có thì mới cho thông quan:

  • Hợp đồng (Contract): Đây là tài liệu quan trọng, ghi rõ các điều khoản thỏa thuận giữa người mua và người bán, bao gồm thông tin về loại hàng hóa, số lượng, giá cả, điều kiện giao hàng và thanh toán.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Chứng từ do người bán phát hành, thể hiện giá trị hàng hóa, phương thức thanh toán, cũng là cơ sở để tính thuế nhập khẩu.
  • Phiếu đóng gói (Packing List): Bản kê chi tiết các mặt hàng trong lô hàng, bao gồm số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hóa, để cho bên Hải Quan kiểm tra lô hàng.
  • Vận đơn hàng không (Airway Bill – AWB): Chứng từ xác nhận việc giao nhận hàng hóa giữa người gửi và hãng vận chuyển, đồng thời cũng là chứng từ vận chuyển chính thức.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – C/O): Tài liệu xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, cần thiết để hưởng ưu đãi thuế quan (nếu có).
  • Giấy phép nhập khẩu (Import License): Yêu cầu đối với một số mặt hàng đặc biệt theo quy định của Nhà Nước. Chứng từ này phải được nộp kèm theo các giấy tờ khác nếu hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt.

2. Giấy tờ có thể PHÁT SINH THÊM cho bên Hải Quan 

Giấy tờ có thể PHÁT SINH THÊM cho bên Hải Quan


Trong một số trường hợp,
thủ tục nhập khẩu bằng đường hàng không sẽ gặp phải một số vấn đề phát sinh nên phía bên Hải Quan sẽ cần bạn cung cấp thêm một số chứng từ sau:

  • Giấy chứng nhận kiểm dịch: Xác nhận rằng hàng hóa không mang theo mầm bệnh hoặc côn trùng gây hại, áp dụng cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm, động vật, và thực vật.
  • Giấy chứng nhận chất lượng: Đảm bảo rằng hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của quốc gia hoặc quốc tế.
  • Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa thuộc diện quản lý đặt biệt của Chính phủ thì phải bắt buộc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa:
  1. Thiết bị thu, phát sóng điện vô tuyến.
  2. Thuốc dược phẩm, các trang thiết bị, hóa chất y tế.
  3. Các tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
  4. Giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, động vật, thực vật hoang dã.
  5. Thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản tươi sống.
  6. Vắc xin, sinh phẩm y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng.
  7. Diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và trang thiết bị y tế, sản phẩm mỹ phẩm.
  8. Tem bưu chính.

Quý doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác các giấy tờ trên không chỉ giúp quá trình thông quan diễn ra suôn sẻ mà còn tránh được những rắc rối pháp lý và chi phí phát sinh không cần thiết.

Xem chi tiết: Các Loại Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Hàng Không Mà Bạn Cần Biết

Thủ tục nhập khẩu bằng đường hàng không 

Vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như bạn nắm rõ được thủ tục nhập khẩu từ khâu làm việc, thảo luận với đối tác nhập hàng, đến xử lý giấy tờ, chứng từ với bên Hải Quan.

1. Thủ tục với đối tác nhập hàng

Thủ tục với đối tác nhập hàng

Đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán

Quá trình nhập khẩu hàng hóa bắt đầu với việc đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định sự thành công của quá trình nhập khẩu. Hợp đồng mua bán quốc tế (Sales Contract) là văn bản pháp lý ghi lại các điều khoản và điều kiện của giao dịch, bao gồm:

  • Thông tin chi tiết về hàng hóa (loại hàng, số lượng, giá cả).
  • Điều kiện giao hàng (Incoterms), thời gian và địa điểm giao nhận.
  • Các điều khoản thanh toán (phương thức, thời gian thanh toán).
  • Các trách nhiệm pháp lý của mỗi bên trong trường hợp có tranh chấp, vi phạm hợp đồng.

Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến các điều khoản này để đảm bảo quyền lợi của mình và tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành. Hợp đồng cũng là căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình nhập khẩu.

Thủ tục ký kết hợp đồng dịch vụ vận chuyển

Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, doanh nghiệp cần xác định bên nào sẽ chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng dịch vụ vận chuyển với công ty vận chuyển. Điều này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

Nếu doanh nghiệp là bên ký kết, cần lựa chọn một công ty vận chuyển có uy tín và kinh nghiệm trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hợp đồng vận chuyển (Freight Contract) cần bao gồm:

  • Phạm vi, điều kiện vận chuyển.
  • Thời gian, lịch trình vận chuyển.
  • Trách nhiệm của các bên trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát.
  • Chi phí vận chuyển và các phí liên quan khác.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa (Cargo Insurance) để bảo vệ tài sản của mình nếu trường hợp rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển. Điều khoản bảo hiểm cần được quy định rõ ràng trong hợp đồng để tránh tranh chấp sau này.

Thủ tục xuất khẩu tại nước xuất khẩu

Tại nước xuất khẩu, người giao nhận (forwarder) sẽ thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ cần thiết như:

  • Nhận hàng tại kho của người xuất khẩu: Forwarder sẽ đến kho của người xuất khẩu để nhận hàng, kiểm tra số lượng, tình trạng hàng hóa, và đóng gói lại nếu cần thiết.
  • Vận chuyển hàng đến sân bay: Hàng hóa sau đó sẽ được vận chuyển đến sân bay để chuẩn bị cho quá trình xuất khẩu.
  • Làm thủ tục Hải Quan xuất khẩu: Forwarder sẽ đại diện cho người xuất khẩu để khai báo Hải Quan, nộp các chứng từ cần thiết như hóa đơn, bảng kê khai hàng hóa, và giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
  • Phát hành vận đơn hàng không (Airway Bill – AWB): Sau khi hoàn tất thủ tục Hải Quan và bàn giao hàng hóa cho hãng hàng không, forwarder sẽ phát hành AWB. Bản gốc AWB số 3 sẽ được giao lại cho người gửi hàng cùng với thông báo về cước phí và các chi phí liên quan để người gửi hàng thanh toán.

Theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển

Doanh nghiệp cần theo dõi lô hàng thông qua mã AWB và liên hệ với công ty vận chuyển để nhận thông tin về lộ trình và thời gian giao hàng dự kiến. Sau khi hàng hóa đến sân bay đích, forwarder tại nước nhập khẩu sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục cần thiết để thông quan và giao hàng đến địa chỉ của người nhập khẩu.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: 10 Bước Quy Trình Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không “CHUẨN” 2024 

2. Thủ tục với phía Hải Quan đường hàng không

Thủ tục với phía Hải Quan đường hàng không

Khai báo Hải Quan điện tử

Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ rõ ràng chính xác như ở mục trên mà Mison Trans đã liệt kê. Doanh nghiệp tiến hành khai báo Hải Quan điện tử trước khi làm thủ tục Hải Quan trực tiếp. 

Việc khai báo được thực hiện thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải Quan tại địa chỉ https://www.customs.gov.vn/.

Người khai cần cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin bắt buộc trên tờ khai, bao gồm:

  • Thông tin về hàng hóa: Tên, mã số hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, khối lượng, xuất xứ, đơn giá, giá trị Hải Quan.
  • Thông tin về thuế suất: Các loại thuế suất áp dụng, bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), và các khoản phí khác nếu có.
  • Thông tin khác liên quan: Các giấy tờ, chứng từ kèm theo như giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói (Packing List), và vận đơn hàng không (AWB).

Sau khi khai báo, xác định số thuế và các khoản phí phải nộp cho Nhà nước dựa trên các thông tin đã khai báo. Sau đó, người khai báo cần đăng ký số điện thoại, địa chỉ liên lạc để cơ quan Hải Quan thông báo khi hàng hóa cập bến.

Làm thủ tục nhận hàng

Sau khi khai báo Hải Quan điện tử cung cấp đầy đủ thông tin, hàng hóa đã cập bến thì phía Hải Quan sẽ liên hệ với bạn để thông báo. Bạn sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục sau:

  • Nhận bộ chứng từ gốc: Mang Căn cước công dân (CCCD) đến quầy đăng ký tại sân bay để nhận bộ chứng từ gốc, bao gồm vận đơn hàng không (Airway Bill – AWB) và các giấy tờ liên quan khác.
  • Nộp phí nhập khẩu: Nộp các khoản phí nhập khẩu tại quầy thu phí, nhận biên lai thanh toán.
  • Nhận hàng tại kho Hải Quan: Sau khi thanh toán, mang biên lai đến kho Hải Quan tại sân bay để làm thủ tục nhận hàng.

Kiểm tra hàng hóa và hoàn tất thủ tục

Sau khi nhận hàng tại kho, bạn cần kiểm tra hàng hóa theo quy định của Hải Quan:

  • Phân luồng hàng hóa: Hải Quan sẽ phân loại hàng hóa vào các luồng xanh, vàng, hoặc đỏ, tùy thuộc vào mức độ kiểm tra cần thiết:
    1. Luồng xanh: Hàng hóa được thông quan ngay mà không cần kiểm tra thực tế.
    2. Luồng vàng: Hàng hóa được kiểm tra hồ sơ, chứng từ trước khi thông quan.
    3. Luồng đỏ: Hàng hóa phải kiểm tra thực tế (kiểm tra chi tiết về số lượng, chủng loại, chất lượng…).
  • Hoàn tất thủ tục thông quan: Nếu hàng hóa đáp ứng đủ điều kiện, Hải Quan sẽ phê duyệt và cấp tờ khai đã hoàn tất. Người nhận cần nộp biên lai thu phí và làm thủ tục thanh lý hàng hóa.
  • Nhận hàng và vận chuyển: Sau khi hoàn tất các thủ tục, bạn có thể mang hàng hóa về kho hàng của doanh nghiệp hoặc địa điểm đã thỏa thuận.

Quy định về thời hạn nộp hồ sơ Hải Quan

Quy định về thời hạn nộp hồ sơ Hải Quan

Căn cứ theo điều 25 của Luật Hải Quan năm 2014, thời hạn nộp hồ sơ Hải Quan được quy định như sau:

1. Thời hạn nộp tờ khai Hải Quan

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu: Tờ khai Hải Quan phải được nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
  • Đối với phương tiện vận tải: Thời hạn nộp tờ khai Hải Quan thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 của Luật Hải Quan năm 2014.

>>> Bạn đang tìm hiểu về: Giá Cước Vận Chuyển Hàng Không Quốc Tế [Mới Cập Nhập]

2. Thời hạn hiệu lực của tờ khai Hải Quan

  • Tờ khai Hải Quan có giá trị để thực hiện thủ tục Hải Quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tờ khai được đăng ký.

Trên đây là các thông tin về thủ tục nhập khẩu bằng đường hàng không mà Mison Trans tổng hợp gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục, các loại chứng từ hay cần hỗ trợ về nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, nhập khẩu đường biển, hãy liên hệ ngay đến Mison Trans để được tư vấn chi tiết và đưa ra những giải pháp tối ưu chi phí nhất cho quý khách nhé.