1900 636348

AWB là gì? Làm sao để tra cứu vận đơn hàng không?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa, khái niệm về AWB (Air Waybill) không còn quá xa lạ. Hãy cùng Mison Trans khám phá và tìm hiểu sâu hơn về AWB là gì trong bài viết dưới đây nhé!

AWB là gì?

AWB là gì?

AWB là viết tắt của từ tiếng Anh “Air Waybill” đây là một loại chứng từ vận chuyển quan trọng trong ngành logistics và vận tải hàng không.

AWB chứa thông tin về hàng hóa được vận chuyển thông qua đường hàng không, thông tin về người gửi, người nhận, hàng hóa, tuyến đường vận chuyển, điểm xuất phát và điểm đích, cũng như điều kiện vận chuyển và các hiệu lệnh vận chuyển khác.

Đối với người không chuyên xuất nhập khẩu, bạn có thể hiểu AWB như một “vé máy bay của hàng hóa”. Mỗi lô hàng được gửi bằng đường hàng không đều cần có một AWB để ghi nhận các thông tin quan trọng và theo dõi quá trình vận chuyển.

AWB giúp:

  • Đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình vận chuyển hàng hóa
  • Cung cấp cơ sở pháp lý trong trường hợp có tranh chấp hoặc mất mát hàng hóa.

Phân loại vận đơn hàng không – Air Waybill 

Vận đơn hàng không Air waybill có thể được phân loại dựa trên 2 cách sau:

Chủ thể phát hành

  • Vận đơn của hãng hàng không (Airline Air Waybill): Phát hành bởi hãng hàng không với mã nhận dạng của người chuyên chở.
  • Vận đơn trung lập (Neutral Air Waybill): Phát hành bởi đại lý của người chuyên chở hoặc người giao nhận.

Gom hàng hóa xuất nhập khẩu

  • Vận đơn chủ (Master Air Waybill – MAWB): Cấp bởi hãng hàng không cho người gom hàng tại cảng nhập.
  • Vận đơn của người gom hàng (House Air Waybill – HAWB): Cấp bởi người giao nhận để nhận hàng và quản lý mối quan hệ với các chủ hàng lẻ.

Nội dung trên Air Waybill (AWB) – Vận đơn đường biển

Nội dung trên Air Waybill (AWB) - Vận đơn đường biển

Vận đơn hàng không không phải là biểu mẫu do IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế) quy định. Dưới đây là các thông tin thường xuất hiện trên mặt trước của một tờ vận đơn hàng không (AWB):

  • Số vận đơn (AWB number)
  • Sân bay xuất phát (Airport of departure)
  • Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address)
  • Người gửi hàng (Shipper)
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
  • Tuyến đường (Routine)
  • Thông tin thanh toán (Accounting information)
  • Tiền tệ (Currency)
  • Mã thanh toán cước (Charges codes)
  • Cước phí và chi phí (Charges)
  • Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
  • Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
  • Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
  • Thông tin làm hàng (Handling information)
  • Số kiện (Number of pieces)
  • Các chi phí khác (Other charges)
  • Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
  • Cước và chi phí trả sau (Collect)
  • Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box)
  • Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of execution box)
  • Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination)
  • Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only)

Xem thêm: Đọc hiểu AIRWAY BILL qua video dưới đây nhé!

AWB có mấy bản gốc, mấy bản copy?

AWB có mấy bản gốc, mấy bản copy?

Khi phát hành Vận đơn Hàng không (AWB), bộ vận đơn thường bao gồm ít nhất 9 bản, trong đó có 3 bản gốc và 6 bản sao trở lên. Các bản gốc và sao có màu và mục đích khác nhau:

  • Bản gốc – Original 1 (màu xanh lá cây): Giao cho người chuyển phát, kèm chữ ký của người gửi hàng.
  • Bản gốc – Original 2 (màu hồng): Đi cùng hàng hóa đến người nhận, kèm chữ ký của người gửi và người chuyển phát.
  • Bản gốc – Original 3 (màu xanh da trời): Giao cho người gửi hàng, kèm chữ ký của người chuyển phát.
  • Bản sao – Copy 4 (màu vàng): Biên lai giao hàng cho người vận chuyển cuối cùng, kèm chữ ký của người nhận hàng.
  • Bản sao – Copy 5: Dành cho sân bay đến.
  • Bản sao – Copy 6: Dành cho người vận chuyển thứ ba.
  • Bản sao – Copy 7: Dành cho người vận chuyển thứ hai.
  • Bản sao – Copy 8: Dành cho người vận chuyển đầu tiên khi xử lý hàng hóa.
  • Bản sao – Copy 9: Dành cho đại lý hoặc người vận chuyển lưu giữ.
  • Bản sao – Copy 12-14: (nếu cần thiết), chỉ dành cho vận chuyển khi cần.

Làm thế nào để tra cứu vận đơn hàng không?

1. Cách kiểm tra hàng hóa vào kho

Đối với kho hàng TCS – Tân Sơn Nhất:

Tra cứu vận đơn hàng không

  • Bước 1: Bạn truy cập vào trang web của Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) với đường link https://www.tcs.com.vn/
  • Bước 2: Chọn mục “Tra cứu vận đơn” → Điền số không vận đơn vào ô + nhập mã xác thực → Tra cứu

Đối với kho hàng SCSC – Tân Sơn Nhất:

cách tìm vận đơn hàng không

  • Bước 1:  Bạn truy cập vào trang web của SCSC tại đường link https://scsc.vn/index.aspx
  • Bước 2: Tìm mục “AWB Info” ở góc phải → Điền số không vận đơn → Tra cứu

2. Cách kiểm tra hàng hóa bay đi bay về

Tracking AWB

Để kiểm tra thông tin vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không (air cargo), bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web https://www.track-trace.com/aircargo
  • Bước 2: Tại trang web track-trace, tìm ô tìm kiếm hoặc phần “Air cargo tracking” để nhập số vận đơn (air waybill number) của bạn.
  • Bước 3: Sau khi nhập số vận đơn, bạn cần chọn một trong hai tùy chọn: “option” hoặc “direct”, tùy vào yêu cầu cụ thể của bạn đối với việc theo dõi đường hàng không của mình.
  • Bước 4: Nhấn vào nút tìm kiếm hoặc “Track” để tiến hành tra cứu thông tin vận chuyển của chuyến bay tương ứng.

Hệ thống sẽ hiển thị chi tiết về trạng thái vận chuyển của hàng hóa, thông tin về chuyến bay và các thông tin khác liên quan để bạn có thể theo dõi tình trạng vận chuyển một cách dễ dàng.

Quy Trình Phát Hành Vận Đơn Hàng Không (AWB)

Quy Trình Phát Hành Vận Đơn Hàng Không (AWB)

Dưới đây là quy trình phát hành vận đơn hàng không (Air Waybill – AWB) chi tiết:

Bước 1: Giao hàng từ người gửi cho người vận chuyển (hoặc hãng hàng không)

Người gửi hàng chuyển giao hàng hóa cho đơn vận chuyển, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa và người nhận.

Bước 2: Phát hành vận đơn (AWB) bản gốc cho người gửi hàng

Người vận chuyển sẽ tạo và cung cấp vận đơn hàng không (AWB) cho người gửi hàng, đó là bản số 3 của AWB.

Bước 3: Hàng hóa được chuyển lên máy bay để vận chuyển đến quốc gia đích

Các bước vận chuyển và xử lý hàng hóa sẽ diễn ra để chuyển hàng lên máy bay và đưa đến nơi đích.

Bước 4: Gửi bộ chứng từ cho người nhận hàng

Người gửi hàng sẽ gửi bộ chứng từ liên quan đến hàng hóa (có thể bao gồm bản số 3 của AWB hoặc không) cho người nhận hàng.

Bước 5: Người nhận hàng tới tại sân bay để nhận hàng

Người nhận hàng sẽ xuất trình các giấy tờ cần thiết cho đại lý của hãng vận chuyển tại sân bay đến để nhận hàng, không yêu cầu xuất trình AWB gốc.

Bước 6: Giao hàng cho người nhận

Đại lý của hãng vận chuyển tại sân bay đến sẽ giao hàng cho người nhận hàng theo thông tin và giấy tờ mà họ đã cung cấp.

Chúng ta vừa tìm hiểu qua về khái niệm AWB (Air Waybill) cùng những thông tin liên quan quan trọng. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vai trò và ý nghĩa của AWB trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không.

Ngoài ra, nếu bạn đang còn nhưng thắc mắc nào liên quan đến Vận chuyển đường hàng không, bạn có thể liên hệ đến Mison Trans qua hotline 1900 6363 48 hoặc email st1@misontrans.com để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!