Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không sẽ có sự khắt khe chọn lọc hơn so với đường biển, đường bộ, để đảm bảo về các thủ tục giấy tờ xuất nhập khẩu cũng như tính an toàn trong quá trình vận chuyển.
Để rõ hơn về các mặt hàng vận chuyển bằng đường hàng không, hãy cùng Mison Trans tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
Các mặt hàng vận chuyển bằng đường hàng không được chia làm 2 nhóm hàng chính: Hàng hóa phổ thông và hàng hóa đặc biệt.
1. Hàng hóa phổ thông là gì?
Hàng hóa phổ thông (General Cargo) bao gồm những sản phẩm không nằm trong danh mục hàng đặc biệt và không yêu cầu quy trình xử lý phức tạp khi vận chuyển. Đây thường là những loại hàng bán lẻ, hàng tiêu dùng mà bạn bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn có một vài ngoại lệ cần lưu ý, như các thiết bị điện tử nhỏ gọn.
Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thuộc nhóm phổ thông bao gồm:
- Hàng bán lẻ và hàng tiêu dùng: Như quần áo, giày dép và đồ gia dụng. Những mặt hàng này thường không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt và dễ dàng vận chuyển qua nhiều phương thức khác nhau.
- Hàng khô: Bao gồm gạo, ngũ cốc, và các loại hạt… Những sản phẩm này không cần bảo quản lạnh, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển.
- Phần cứng: Các thiết bị như ốc vít, dụng cụ cầm tay, và phụ kiện xây dựng…. Đây là những sản phẩm không dễ hư hỏng, phù hợp với vận chuyển thông thường.
- Vải vóc: Các loại vải thô, vải may mặc…. Không yêu cầu bảo quản trong điều kiện đặc biệt.
Mặc dù các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không này dễ vận chuyển, nhưng cũng có những ngoại lệ như điện thoại, máy tính bảng và laptop, cần được đóng gói và xử lý cẩn thận hơn để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
2. Hàng hóa đặc biệt là gì?
Hàng hóa đặc biệt (Special Cargo) là các mặt hàng vận tải qua đường hàng không đòi hỏi quy trình vận chuyển phức tạp hơn do tính chất đặc thù về bản chất, cân nặng, kích thước, hoặc giá trị. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, các loại hàng này cần tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt về đóng gói, dán nhãn, tài liệu và xử lý.
Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thuộc nhóm hàng đặc biệt bao gồm:
- Động vật sống (có mã AVI): Vận chuyển động vật, từ thú cưng đến gia súc lớn, cần giấy phép và điều kiện bảo quản đặc biệt.
- Hàng hóa giá trị cao (VAL): Các mặt hàng như kim loại quý, tiền mặt, cần bảo vệ an ninh chặt chẽ trong suốt quá trình vận chuyển.
- Hàng ngoại giao (DIP): Vận chuyển tài liệu và hàng hóa của các phái đoàn ngoại giao, được lưu trữ và bảo quản tại các khu vực đặc biệt.
- Hài cốt (HUM): Vận chuyển hài cốt đòi hỏi thủ tục và quy cách đóng gói cực kỳ nghiêm ngặt, tuân theo quy định quốc tế.
- Hàng dễ hỏng (PER): Như thực phẩm tươi sống và dược phẩm, cần điều kiện bảo quản thích hợp để tránh hư hỏng.
- Hàng nguy hiểm: Bao gồm chất nổ, chất phóng xạ và hóa chất độc hại, phải tuân thủ các quy định an toàn quốc tế nghiêm ngặt. IATA phân loại thành 9 nhóm chính như:
- Hàng có mùi mạnh (SMELL): Như phô mai, tỏi, cần được đóng gói kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến hàng hóa khác.
- Hàng ướt (WET): Ví dụ như cá chình, phải được bảo quản trong điều kiện ẩm ướt đặc biệt để đảm bảo chất lượng.
- Hàng nặng (HEA): Vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn cần xem xét kỹ lưỡng về khả năng chịu tải của phương tiện và các giới hạn về trọng lượng.
Dựa vào những thông tin trên, bạn có thể xác định được hàng hóa nào nên vận chuyển bằng đường hàng không và chúng thuộc nhóm ngành nào để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp vận tải cho phù hợp.
Nếu quý khách vẫn chưa xác định được loại hàng hóa của mình thuộc nhóm hàng nào cũng đừng lo, hãy gọi ngay cho Mison Trans qua SDT: 1900 63 63 48 để được hỗ trợ tư vấn nhanh và hoàn toàn miễn phí.
Các loại hàng hóa không được phép vận chuyển bằng đường hàng không
Bên cạnh các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thì doanh nghiệp cần lưu ý đến những mặt hàng bị cấm vận chuyển trên các chuyến bay. Việc này giúp tránh các rủi ro pháp lý và sự chậm trễ không mong muốn trong quá trình xuất nhập khẩu.
Dưới đây là danh sách những loại hàng hóa không được phép vận chuyển bằng đường hàng không mà Mison Trans tổng hợp lại quý khách tham khảo:
- Da động vật: Các sản phẩm từ da động vật, đặc biệt là da từ các loài động vật hoang dã bị bảo vệ, thường bị cấm vận chuyển do các quy định về bảo tồn và bảo vệ động vật.
- Đồ uống có cồn: Các loại đồ uống có chứa cồn vượt mức quy định không được phép vận chuyển vì nguy cơ cháy nổ hoặc vi phạm quy định quốc tế.
- Chất ma túy và chất kích thích thần kinh: Các loại chất gây nghiện và chất kích thích bị cấm vận chuyển hoàn toàn.
- Văn hóa phẩm đồi trụy và tài liệu phản động: Các ấn phẩm, tài liệu có nội dung đồi trụy, phản động, hoặc nhằm phá hoại trật tự công cộng và chống lại nhà nước Việt Nam.
- Vũ khí, đạn dược, và thiết bị quân sự: Hầu hết các loại vũ khí và đạn dược, cùng với thiết bị quân sự, đều bị cấm vận chuyển do những nguy cơ an ninh cao và yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt.
- Sản phẩm từ lông thú: Lông thú từ các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng hoặc được bảo vệ bởi công ước quốc tế bị cấm vận chuyển để ngăn chặn buôn bán trái phép.
- Ngà voi và các sản phẩm từ ngà voi: Bị cấm vận chuyển theo công ước CITES nhằm bảo vệ loài voi khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
- Tiền mặt và các chứng từ có thể chuyển đổi thành tiền: Tiền mặt, séc, và các chứng từ tài chính có giá trị quy đổi thường bị cấm vận chuyển do nguy cơ mất mát và gian lận.
- Hạt giống: Việc vận chuyển hạt giống bị kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan của các loài cây ngoại lai hoặc sâu bệnh.
- Nam châm và vật liệu có từ tính: Những vật liệu này có thể gây nhiễu sóng từ tính và ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử trên máy bay, do đó bị hạn chế vận chuyển.
Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề pháp lý mà còn đảm bảo an toàn cho các chuyến bay và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.
Các lưu ý về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không
Khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không, việc tuân thủ Quy định về Hàng hóa Nguy hiểm (DGR) của IATA là điều bắt buộc.
IATA – Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, quản lý và cung cấp hướng dẫn qua các cơ quan chuyên biệt như:
- Cơ quan hàng nguy hiểm (DGB)
- Cơ quan xử lý thời gian và nhiệt độ (TTWG)
- Cơ quan động vật sống và hàng dễ hư hỏng (LABP)
Nhằm đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa đặc biệt tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và thuận tiện trên toàn cầu.
DGR là tài liệu tham khảo toàn cầu, cung cấp đầy đủ các hướng dẫn về cách xác định, phân loại, đóng gói, đánh dấu, dán nhãn, và xử lý các lô hàng nguy hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế.
DGR đảm bảo rằng các quy định luôn đáp ứng những thay đổi mới nhất của thị trường. IATA hợp tác chặt chẽ với chính phủ, các hiệp hội ngành, và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của các quy định này.
Phân loại hàng hóa nguy hiểm
Hàng hóa nguy hiểm được chia thành 9 nhóm chính:
- Thuốc nổ (Explosives): Gồm 6 phân nhóm từ các vật có nguy cơ nổ lớn đến các chất không nhạy, không có nguy cơ nổ.
- Chất khí (Gases): Gồm 3 phân nhóm là khí dễ cháy, khí không dễ cháy/không độc, và khí độc hại.
- Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquid): Bao gồm sơn, dầu, xăng, cồn, và các loại rượu có nồng độ cồn cao.
- Chất rắn dễ cháy (Flammable Solids): Gồm các chất có khả năng tự bùng cháy hoặc tỏa ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước.
- Chất oxy hóa và chất pe-ro-xit hữu cơ (Oxidizing Substances and Organic Peroxides): Cần kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ.
- Chất độc và chất lây nhiễm (Toxic and Infectious Substances): Gồm các chất độc như xyanua, nicotine và các chất lây nhiễm như virus H5N1.
- Chất phóng xạ (Radioactive Material): Bao gồm các nguyên tố phóng xạ và thiết bị y tế như máy chụp X-quang.
- Chất ăn mòn (Corrosives): Bao gồm pin, ắc quy, axit.
- Hàng nguy hiểm khác (Miscellaneous Dangerous Goods): Các chất nguy hiểm không nằm trong 8 nhóm trên, như đá khô, động cơ xe.
Việc hiểu rõ và tuân thủ các phân loại và quy định này là chìa khóa để đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Hàng hóa nào nên vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo an toàn
Tuy vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có chi phí cao hơn so với đường biển và đường bộ, nhưng có một số hàng hóa, Mison Trans khuyến khích bạn nên lựa chọn hình thức vận chuyển đường hàng không để đảm bảo tính an toàn cao và thời gian nhận hàng nhanh.
- Hàng hóa có giá trị cao: Kim cương, vàng, thiết bị điện tử cao cấp, đồng hồ xa xỉ thường được vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ mất mát.
- Hàng hóa cần giao nhanh: Các tài liệu quan trọng, mẫu thử nghiệm, hay đơn hàng cần gấp thường được ưu tiên vận chuyển bằng đường hàng không để đáp ứng yêu cầu thời gian.
- Hàng hóa dễ hỏng: Thực phẩm tươi sống, hoa, dược phẩm, và các sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn được vận chuyển bằng đường hàng không để giữ độ tươi mới và chất lượng.
- Hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ: Vắc xin, thuốc, hoặc các sản phẩm cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ ổn định thường được vận chuyển bằng đường hàng không do có thể kiểm soát nhiệt độ dễ dàng.
- Hàng hóa nhẹ, nhỏ gọn: Hàng hóa có trọng lượng nhẹ nhưng giá trị cao, như phụ tùng máy móc nhỏ, linh kiện điện tử, thường được chọn để vận chuyển bằng đường hàng không do chi phí hợp lý và thời gian vận chuyển ngắn.
- Hàng hóa cần vận chuyển quốc tế: Khi cần giao hàng đến các điểm đến quốc tế trong thời gian ngắn, vận tải hàng không là giải pháp tối ưu.
Các hình thức vận chuyển đường hàng không
Các hình thức vận chuyển đường hàng không hiện nay có 2 hình thức phổ biến nhất: Air Cargo và Air Express.
- Air Cargo: Hình thức vận chuyển hàng hóa qua các chuyến bay thương mại hoặc máy bay chuyên dụng, không bao gồm hành khách. Hình thức này được sử dụng cho nhiều loại hàng hóa, từ hàng hóa thông thường đến hàng hóa đặc biệt như hàng dễ hỏng, hàng nguy hiểm, hoặc hàng có giá trị cao.
- Air Express: Dịch vụ vận chuyển nhanh chóng hàng hóa và tài liệu quan trọng bằng đường hàng không, thường được cung cấp bởi các công ty chuyển phát nhanh như DHL, FedEx, UPS, hay TNT. Dịch vụ này đảm bảo giao hàng trong thời gian ngắn nhất, thường là từ 24 đến 72 giờ.
Tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất của các loại hàng hóa mà quý khách có thể chọn 1 trong 2 phương thức vận chuyển trên.
Trên đây là những thông tin về các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không mà Mison Trans gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những giá trị, những thông tin cần thiết cũng như giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay cần hỗ trợ toàn diện về xuất nhập khẩu chính ngạch Quốc Tế hãy liên hệ ngay đến Mison Trans để được hỗ trợ và giải đáp chính xác nhất.