Nhập khẩu máy tính xách tay bao gồm những thủ tục nào? Mã HS và thuế suất nhập khẩu máy tính xách tay như thế nào? Hãy cùng Mison Trans tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Những lưu ý trước khi nhập khẩu máy tính xách tay
Theo quy định hiện hành, máy tính xách tay không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
Tuy nhiên, máy tính xách tay đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần kiểm tra, xác nhận; và thông báo rõ tình trạng sản phẩm cho Mison Trans để tránh những rủi ro trong quá trình nhập khẩu máy tính xách tay vào Việt Nam.
Mã HS của máy tính xách tay
Máy tính xách tay là sản phẩm bao gồm nhiều linh kiện được lắp ráp thành một khối chức năng. Khi nhập khẩu máy tính xách tay về Việt Nam, doanh nghiệp cần xác định mã HS (HS code) của mặt hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể truy xuất được các chính sách và thủ tục nhập khẩu phù hợp.
HS Code của mặt hàng máy tính xách tay thuộc Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng
Mã HS | Mô tả hàng hoá |
8471 | Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác. |
847130 | – Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình: |
84713020 | – – Máy tính xách tay kể cả notebook và subnotebook |
8507 | Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông). |
850760 | – Bằng ion liti: |
85076010 | – – Loại dùng cho máy tính xách tay kể cả loại notebook và subnotebook |
850780 | – Ắc qui khác: |
85078020 | – – Loại dùng cho máy tính xách tay kể cả loại notebook và subnotebook |
Những chính sách cần nắm khi nhập khẩu máy tính xách tay
Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP, máy tính xách tay (mới hoàn toàn, chưa qua sử dụng) không phải xin giấy phép nhập khẩu.
Tại Phụ lục II Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy; mặt hàng máy tính xách tay bắt buộc phải công bố hợp quy và Đăng ký kiểm tra chất lượng. Theo đó, việc nhập khẩu máy tính xách tay thuộc quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Do đó, mặt hàng này cần thực hiện những chính sách đã được ban hành.
Bên cạnh đó, việc nhập khẩu máy tính xách tay cũng yêu cầu doanh nghiệp phải dán nhãn năng lượng; đồng thời áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu cho mặt hàng nhập khẩu.
Những sản phẩm nhập khẩu như máy tính xách tay bắt buộc phải đo kiểm chứng nhận hợp quy viễn thông và công bố hợp quy
⇒ Tham khảo: Quy trình làm thủ tục hợp quy của mặt hàng viễn thông
Các trường hợp ngoại lệ:
Trong một số trường hợp sau đây, khi nhập khẩu máy tính xách tay từ nước ngoài không phải công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng.
– Căn cứ Điều 3 Điều 8 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông quy định:
Điều 8. Các trường hợp không phải công bố hợp quy
Sản phẩm thuộc các Danh mục nêu tại khoản 2 và 3 Điều 6 của Thông tư này nhưng không phải công bố hợp quy trong các trường hợp sau:
- Các trường hợp không phải chứng nhận hợp quy quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
- Sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm đó sử dụng.”
Yêu cầu tư vấn
Thủ tục hải quan nhập khẩu máy tính xách tay cần giấy tờ gì?
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of lading (Vận đơn đường biển)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ: C/O form E, C/O form AK, C/O form D…).
- Các chứng từ khác (nếu có)
- Bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bản công bố hợp quy
⇒ Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa cần những gì?
Các loại thuế khi nhập khẩu máy tính xách tay từ nước ngoài về Việt Nam
Khi nhập khẩu máy tính xách tay, một trong những nội dung doanh nghiệp quan tâm là thuế nhập khẩu máy tính xách tay. Bao gồm những loại thuế nào và bao nhiêu?
Khi nhập khẩu máy tính xách tay, người nhập khẩu cần nộp thuế
- Thuế VAT của máy tính xách tay là 10%.
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của máy tính xách tay hiện hành là 0%. Trong trường hợp máy tính xách tay được nhập khẩu từ các nước có Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện mà Hiệp định đưa ra.
Doanh nghiệp có thể tham khảo thuế nhập khẩu máy tính xách tay và danh sách các quốc gia có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam tại Biểu thuế XNK 2021.
Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu
Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và khối lượng; hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường chuyển phát nhanh… Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để chuyên viên tại Mison Trans đưa ra tư vấn phù hợp nhất.
Mison Trans tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói uy tín tại TP.HCM với nhiều năm kinh nghiệm xuất nhập khẩu. Là đơn vị được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và hợp tác.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá!
___________________
MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
- Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
- Hotline: 1900 63 63 48
- Email: st1@misontrans.com