1900 636348

Thủ Tục Nhập Khẩu Mì Ăn Liền: Các Chứng Từ, Thuế, Mã HS Code

Mì ăn liền là mặt hàng thực phẩm phổ biến và có nhu cầu cao tại Việt Nam. Nhiều Doanh Nghiệp muốn nhập khẩu mì từ Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… để phân phối nội địa. Tuy nhiên, vì là thực phẩm chế biến, mì ăn liền thuộc nhóm hàng kiểm tra an toàn thực phẩm, nên thủ tục nhập khẩu mì ăn liền cần tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Thủ Tục Nhập Khẩu Mì Ăn Liền

Mì ăn liền có được phép nhập khẩu vào Việt Nam không?

Theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP, mì ăn liền không thuộc danh mục hàng hóa cấm hoặc hạn chế nhập khẩu. Do đó, Doanh Nghiệp không cần xin giấy phép nhập khẩu. 

Tuy nhiên, vì mì ăn liền là thực phẩm chế biến sẵn, nên khi nhập khẩu vào Việt Nam, phải thực hiện tự công bố sản phẩm và kiểm tra an toàn thực phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Mì ăn liền có được phép nhập khẩu vào Việt Nam không

Chính sách nhập khẩu mì ăn liền vào Việt Nam

Để nhập khẩu mì ăn liền vào Việt Nam, Doanh Nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và an toàn thực phẩm. Mặc dù mì ăn liền không nằm trong danh sách hàng cấm nhập khẩu, quá trình thông quan và phân phối vẫn cần đảm bảo các điều kiện bắt buộc theo quy định.

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC (và sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) – hướng dẫn về thủ tục hải quan.
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP – quy định chi tiết về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP – quy định về an toàn thực phẩm (đã được thay thế bởi Nghị định 15/2018).
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP – hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP – xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP – quy định về ghi nhãn hàng hóa.

Các yêu cầu bắt buộc phải có khi làm thủ tục nhập khẩu mì ăn liền

Mặc dù không cần xin giấy phép nhập khẩu, Doanh Nghiệp vẫn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sau:

Chính sách nhập khẩu mì ăn liền vào Việt Nam

1. Tự công bố sản phẩm

Trước khi nhập khẩu chính thức, Doanh Nghiệp phải thực hiện tự công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Đây là yêu cầu bắt buộc để phục vụ cho hồ sơ tự công bố sản phẩm.

  • Nhập một số lượng nhỏ sản phẩm (thường là vài gói hoặc một thùng).
  • Gửi mẫu đến các đơn vị kiểm nghiệm được cấp phép bởi Bộ Y tế.
  • Nội dung kiểm nghiệm bao gồm: chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng, phụ gia, chất bảo quản…
  • Thời gian trả kết quả kiểm nghiệm: từ 7 đến 10 ngày làm việc.

>>> Xem thêm bài viết về: Quy định về công bố chất lượng sản phẩm [Mới Cập Nhập]

2. Nhãn phụ tiếng Việt

Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, tất cả sản phẩm nhập khẩu phải được dán nhãn phụ tiếng Việt trước khi lưu thông. Nội dung bắt buộc gồm:

  • Tên sản phẩm
  • Thành phần
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Ngày sản xuất, hạn sử dụng
  • Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu

3. Kiểm tra an toàn thực phẩm

Trước khi thông quan, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý chuyên ngành (thường là Cục An toàn thực phẩm hoặc cơ quan được ủy quyền). Kết quả kiểm tra là cơ sở để hàng hóa được phép lưu hành.

Giấy đăng ký kiểm tra ATTP nhập khẩu theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.

Mã HS code mì ăn liền

Mã HS code (Harmonized System Code) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thuế nhập khẩu, thuế VAT, cũng như các chính sách quản lý chuyên ngành khi làm thủ tục nhập khẩu. Đối với mặt hàng mì ăn liền (mì tôm), Doanh Nghiệp cần lựa chọn mã HS chính xác dựa trên thành phần, nguyên liệu và đặc điểm sản phẩm.

Mì ăn liền thuộc nhóm HS 190230 – sản phẩm từ bột nhào khác, trong đó:

Mã HSMô tả hàng hóa
19023020Mì, bún làm từ gạo (kể cả bee hoon)
19023030Miến
19023040Mì ăn liền khác (mã thường dùng cho mì tôm)
19023090Loại khác

Thuế, VAT phải đóng khi làm thủ tục nhập khẩu mì ăn liền

Khi thủ tục nhập khẩu mì ăn liền, Doanh Nghiệp cần nộp hai loại thuế chính:

  • Thuế nhập khẩu (NK)

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Tùy theo nguồn gốc xuất xứ và hiệp định thương mại, mức thuế có thể khác nhau:

Loại thuếMức thuế áp dụngĐiều kiện áp dụng
Thuế NK cơ bản30%Không có chứng nhận xuất xứ (C/O)
Thuế NK ưu đãi0% – 3%Có C/O hợp lệ:
– Form E (Trung Quốc): 0%
– Form D (ASEAN): 0%
– Form AJ (ASEAN – Nhật): 3%
Thuế VAT8% – 10%Theo quy định thuế GTGT hiện hành

Lưu ý khi nhập khẩu

  • Doanh Nghiệp nên yêu cầu người bán cung cấp C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) để được hưởng thuế ưu đãi.
  • C/O phải đúng mẫu và hợp lệ, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu.
  • Trường hợp không có C/O, hàng hóa sẽ chịu thuế nhập khẩu theo mức thuế suất MFN (Most Favoured Nation), thường cao hơn đáng kể.

>> Quý Doanh Nghiệp đang cần tìm đơn vị làm C/O liên hệ ngay Mison Trans – Chuyên dịch vụ làm CO xuất khẩu uy tín – Nhanh chóng: https://misontrans.com/dich-vu-lam-co-xuat-khau/

Việc xác định đúng mã HS và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan đến xuất xứ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí thuế quan và tránh rủi ro sai phạm trong khai báo hải quan.

Các chứng từ làm thủ tục nhập khẩu mì ăn liền

Thủ tục nhập khẩu mì ăn liền được thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC. Mì ăn liền là hàng thực phẩm chế biến, vì vậy ngoài bộ chứng từ nhập khẩu thông thường, Doanh Nghiệp cần bổ sung thêm hồ sơ liên quan đến an toàn thực phẩm để hoàn tất thủ tục thông quan.

1. Bộ chứng từ hải quan bắt buộc để làm thủ tục nhập khẩu mì ăn liền

  • Tờ khai hải quan điện tử
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) – nếu muốn hưởng thuế ưu đãi
  • Giấy phép nhập khẩu – nếu hàng thuộc diện phải cấp phép (thường không áp dụng với mì ăn liền)

2. Hồ sơ an toàn thực phẩm (ATTP)

Đối với mì ăn liền – sản phẩm đã đóng gói hoàn chỉnh – Doanh Nghiệp cần có:

  • Bản tự công bố sản phẩm (theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
  • Nhãn sản phẩm gốc và nhãn phụ tiếng Việt
  • Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn thực phẩm (đăng ký trước khi thông quan)

Các chứng từ làm thủ tục nhập khẩu mì ăn liền

3. Trường hợp đặc biệt

  • Nếu có yêu cầu từ hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung thêm chứng từ khác tùy theo từng lô hàng hoặc quy định nội bộ của từng chi cục hải quan.
  • Sau khi có kết quả kiểm tra ATTP, doanh nghiệp nộp bổ sung hồ sơ để hoàn tất thông quan.

4. Lưu ý quan trọng

Các chứng từ quan trọng và gần như bắt buộc khi nhập khẩu mì ăn liền gồm:

  • Tờ khai hải quan

  • Hóa đơn thương mại

  • Vận đơn

  • Hồ sơ an toàn thực phẩm (tự công bố, kiểm nghiệm, kiểm tra ATTP)

Việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ không chỉ giúp rút ngắn thời gian thông quan, mà còn tránh rủi ro bị xử phạt, giữ uy tín cho Doanh Nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mì ăn liền

Để nhập khẩu mì ăn liền về Việt Nam, Doanh Nghiệp cần thực hiện đầy đủ các bước theo quy định hải quan và an toàn thực phẩm. 

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mì ăn liền

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chứng từ như vận đơn, hóa đơn thương mại, mã HS, doanh nghiệp tiến hành khai báo hải quan. Việc khai báo có thể thực hiện:

  • Trực tiếp trên phần mềm khai báo điện tử (VNACCS)
  • Hoặc nộp hồ sơ tại chi cục hải quan

Nội dung khai cần chính xác để tránh sai sót khi mở tờ khai.

>>> Mẹo là thủ tục khai báo hải quan đúng, nhanh chóng: 8 bước hoàn tất tờ khai báo hải quan nhập khẩu

Bước 2: Mở tờ khai và nhận kết quả phân luồng

Sau khi khai báo, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng:

  • Luồng xanh: hàng được thông quan ngay

  • Luồng vàng: kiểm tra hồ sơ

  • Luồng đỏ: kiểm tra thực tế hàng hóa

Doanh Nghiệp in tờ khai đã khai, nộp lên hải quan kèm các chứng từ cần thiết để mở tờ khai chính thức.

Bước 3: Tiến hành thông quan

Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và hàng hóa (nếu cần). Nếu không có vấn đề gì phát sinh, hàng hóa sẽ được thông quan. Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp:

  • Thuế nhập khẩu (theo mã HS và C/O nếu có)
  • Thuế VAT

Sau khi hoàn tất thuế và kiểm tra, hải quan sẽ cấp phép thông quan lô hàng.

Bước 4: Mang hàng về kho và công bố sản phẩm

Sau khi hàng được thông quan:

  • Doanh nghiệp tiến hành thanh lý tờ khai
  • Đưa hàng về kho hoặc điểm lưu trữ

Trước khi phân phối ra thị trường, Doanh Nghiệp cần thực hiện tự công bố sản phẩm và đảm bảo các điều kiện về ghi nhãn hàng hóa, an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

Dịch vụ vận chuyển và thông quan hải quan tại Mison Trans

Bạn cần nhập khẩu mì ăn liền về Việt Nam nhưng không muốn rối với thủ tục, giấy tờ và chính sách thuế?
Mison Trans là đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và khai báo hải quan trọn gói cho mặt hàng mì ăn liền. Với mạng trải rộng khắp Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia đến các thị trường lớn tại châu Âu, châu Mỹ, Úc, đảm bảo mang đến dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí.

>>> Xem bảng giá khai báo hải quan tai Mison Trans ở đây: https://misontrans.com/dich-vu-khai-hai-quan-tron-goi/

Dịch vụ vận chuyển và thông quan hải quan tại Mison Trans

Dịch vụ bao gồm:

  • Vận chuyển quốc tế đường biển: Giao nhận FCL/LCL đi và đến các cảng lớn trên toàn thế giới.
  • Vận chuyển quốc tế đường hàng không: Dịch vụ air cargo nhanh, kết nối từ sân bay đến sân bay hoặc tận kho.
  • Vận chuyển hàng đóng ghép container (CFS – CFS): Linh hoạt về số lượng
  • Dịch vụ khai báo hải quan:Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu trọn gói – chính xác, nhanh chóng.
  • Vận chuyển nội địa: Giao hàng từ cảng/sân bay về kho bằng xe tải, xe đầu kéo.

>>> Xem giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại đây: https://misontrans.com/bang-gia-cuoc-van-chuyen-hang-khong-quoc-te/

Cam kết của Mison Trans về thủ tục nhập khẩu mì ăn liền

  • Thủ tục nhanh – đúng quy định – không phát sinh
  • Tối ưu thuế nhập khẩu theo hiệp định FTA
  • Hỗ trợ 24/7 trong suốt quá trình nhập khẩu

Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu mì ăn liền, bao gồm: kiểm tra an toàn thực phẩm, tra mã HS, tính thuế nhập khẩu, đăng ký kiểm dịch (nếu có). Hy vọng nội dung này sẽ giúp Quý Doanh Nghiệp dễ dàng nắm bắt và áp dụng vào quy trình nhập khẩu thực tế.

>> Xem thêm một số bài viết khác liên quan:

  1. Thủ Tục Nhập Khẩu Động Cơ Điện
  2. Thủ Tục Nhập Khẩu Khăn Giấy Ướt: Thuế, Hs Code, Thông Quan

Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ, quy trình hoặc báo giá cụ thể, quý vị vui lòng liên hệ trực tiếp với Mison Trans qua. Đội ngũ Mison Trans luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng quý doanh nghiệp trên mọi chặng đường xuất nhập khẩu.