1900 636348

Giải mã các ký hiệu trên vỏ container nhất định phải biết

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực logistics – xuất nhập khẩu, chắc chắn vỏ container không còn quá xa lạ. Trên mỗi vỏ container thường có rất nhiều thông số, ký hiệu… được gọi là số hiệu container hay ký mã hiệu container. 

Nhưng liệu khi bạn đi trên đường và nhìn thấy những thùng container, bạn có thể hiểu hết ý nghĩa của những ký hiệu đó không? Nếu chưa hãy tham khảo bài viết sau đây của Mison Trans nhé!

Các ký hiệu phân biệt loại container thường gặp

Các ký hiệu phân biệt loại container thường gặp

DC – Dry container: Là container khô hay container bách hóa

  • Thường được sử dụng để vận chuyển các mặt hàng thông thường như hàng hóa khô, hàng đóng kiện, hàng rời…
  • Hoặc có thể được mua để làm nhà kho tại các công trình xây dựng
  • Container bách hóa thường có các kích thước 20ft, 40ft, 40HC, 45ft…

HC – High cube: Là container cao

  • Đây là loại container có chiều cao lớn hơn so với container thông thường, giúp tận dụng không gian lưu trữ cao hơn.

RF – Standard Reefer: Là container lạnh

  • ây là loại container lạnh được sử dụng để vận chuyển hàng hóa có yêu cầu nhiệt độ kiểm soát, như thực phẩm tươi sống, nông sản, thuốc men…
  • Tùy theo nhu cầu sử dụng mà có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản
  • Container này thường có các kích thước 20ft, 40ft, 40HC, 45ft…

HR – Hi-cube reefer: Là container lạnh, cao

  • Đây là loại container lạnh có chiều cao lớn hơn, giúp tận dụng không gian lưu trữ lớn và đáp ứng yêu cầu nhiệt độ.

OT – Open top: Là container có thể mở nóc

  • Đây là loại container có thể mở nóc được thiết kế để đóng và rút hàng qua mái cont
  • Container này không giới hạn chiều cao hàng hóa
  • Thường sử dụng để vận chuyển hàng máy móc, các thiết bị xây dựng
  • Kích thước của container này gồm 20ft và 40ft.

FR – Flat rack: Là container có thể mở nắp, mở cạnh

  • Đây là loại container chuyên dụng có thể gập nắp hoặc cạnh, thích hợp để vận chuyển các hàng hóa kích thước lớn, siêu trường, siêu trọng…
  • Thường sử dụng để vận chuyển dây chuyền sản xuất máy móc, xe cơ giới, xe cẩu chuyên dùng…
  • Được trang bị đế sàn bằng thép siêu dày, có thể chịu được tải trọng lớn.
  • Chỉ có hai thanh chắn ở đầu và cuối mà không thanh chắn ở hai bên và nóc. Hai thanh chắn này có thể điều chỉnh để tạo thành mặt phẳng.
  • Kích thước của container này gồm 20ft và 40ft.

Xem thêm: Top 3 con tàu chở container lớn nhất thế giới

Hướng dẫn cách đọc mã ký hiệu trên container

Hiện nay, các ký mã hiệu container đều tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 6346:1995, bao gồm 3 thông tin chính:

  1. Hệ thống nhận biết container (Identification System)
  2. Mã kích thước và mã loại container (Size and Type codes)
  3. Các ký hiệu khai thác container (Operational Markings)

1. Hệ thống nhận biết container

Hệ thống nhận biết container

Hệ thống nhận biết container bao gồm: 

3 ký tự đầu: Là mã của chủ container đã được đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế hoặc đăng ký trực tiếp với Cục Container quốc tế – BIC, chủ container không nhất thiết phải là hãng tàu

Ký tự chữ cuối cùng: Để phân loại vỏ container. Ý nghĩa của một số ký tự cuối là:

  • U : container chở hàng 
  • J : thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng
  • Z : đầu kéo hoặc rơ mooc

Ví dụ: … nghĩa là cont này thuộc sở hữu của … dùng để ….

6 ký tự số: Là số container do chủ container quản lý, đặt ra với quy ước không được trùng với các cont khác. Nếu số cont không đủ 6 chữ số thì sẽ thêm các số 0 phía trước để đủ 6 số. Ví dụ: Số cont là 1234 thì số cont đầy đủ là 001234.

Số được in và đóng khung trên cont: Là số kiểm tra với mục đích kiểm tra tính chính xác của số cont để tránh các trường hợp số cont bị trùng lặp.

2. Mã kích thước và phân loại

Mã kích thước và phân loại

Mã kích thước và phân loại bao gồm: 4 ký tự trong đó 2 ký tự đầu chỉ mã kích thước và 2 ký tự cuối chỉ mã kiểu container.

Mã kích thước: 2 ký tự đầu có thể là số hoặc chữ

  • Ký tự thứ nhất biểu thị chiều dài container: số 2 tương ứng với cont 20 feet, số 4 là 40 feet, và đặc biệt với cont 45 feet sẽ được ký hiệu là chữ L.
  • Ký tự thứ 2 biểu thị chiều cao của container, quy ước: số 0 = 8 ft; 2 = 8,6 ft, 5 = 9,6ft.

Mã kiểu: 2 ký tự cuối, bao gồm:

– Ký tự thứ nhất sẽ cho biết kiểu container, những loại thường gặp là:

  • G : để thể hiện là container hàng bách hoá, cont thường (General container)
  • R : là cont lạnh (Refrigerate cont)
  • U : là cont mở mái (Open top)
  • T : là cont bồn (Tank container)
  • P : là cont phản (Platform container)

– Ký tự số cuối cùng trong dãy 4 ký tự được hiểu:

  • Số 0: có nghĩa là cont đó có thể mở 1 đầu hoặc 2 đầu (tức là có thể mở được 1 cửa hoặc 2 cửa).
  • Số 1: là cont đó sẽ có cửa thông gió ở bên trên.
  • Chữ P: biểu hiện cho loại cont chứa cả 2 loại trên.

Ví dụ 45G1 sẽ cho biết đây là cont 40’ cao 9,6ft, dùng để chở hàng bách hoá và cont có cửa thông gió ở bên trên container.

Xem thêm: Top 5 hãng tàu lớn nhất thế giới

3. Các ký hiệu khai thác

Các ký hiệu khai thác bao gồm:

– Thông tin về khả năng đóng hàng cho phép của vỏ container

Thông tin về khả năng đóng hàng cho phép của vỏ container

  • MGW (Max Gross Weight): là tổng trọng lượng tối đa cho phép, nghĩa là tổng trọng lượng của nguyên container bao gồm cả vỏ và tất cả hàng hoá trong đó, thường được đo lường bằng 2 đơn vị theo tiêu chuẩn ISO 6346 là Kg và Lb (1kg sẽ gần 2,2 Lb).
  • Tare: là trọng lượng của vỏ cont
  • Net: là tổng lượng vật chất bao gồm cả hàng hoá, vật liệu chèn lót, lashing… (Max = Tare + Net).
  • Cu.Cap (Cubic Capacity): là tổng số khối trong cont, được tính bằng đơn vị mét khối (m3) và feet khối (ft3). Chuyển đổi theo công thức: m3 = ft3/35,315.

các thông tin ký hiệu khác

– Bảng CSC (Container Safety Convention)

CSC là công ước về container đủ tiêu chuẩn an toàn cho vận chuyển, chứa đầy đủ các thông tin của vỏ cont từ số cont, trọng lượng…

Trong bảng này gồm 2 phần: 

  • Niêm phong hải quan cho phép container vận chuyển và Chứng nhận an toàn theo công ước CSC…
  • Hiểu đơn giản thì bảng CSC như là một tấm hộ chiếu cho phép container được di chuyển khắp nơi qua các nước. 

– Logo hoặc tên của chủ sở hữu container

– Logo đơn vị kiểm định chất lượng container (không bắt buộc phải có)

– Các thông tin cảnh báo trên vỏ container

Ngoài những thông tin cần thiết trên vỏ cont thì nhà sản xuất còn có các mã hiệu khác nhau trên vỏ cont để nhằm hướng dẫn việc sử dụng cont và những lưu ý khi chất xếp hàng hóa.

Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trong bài viết trên đây, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các ký hiệu trên vỏ container.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại TP. Hồ Chí Mình, hãy liên hệ ngay với Mison Trans để được hỗ trợ và tư vấn ngay nhé!