1900 636348

Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Hàng Không Mới Nhất

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không sẽ giúp cho người bán và người mua an tâm hơn trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt với những mặt hàng có giá trị lớn, hàng dễ vỡ hay hàng dễ hư hại thì càng nên có bảo hiểm vận chuyển hàng hóa. Bởi nếu không may bị thất lạc, hư hỏng thì bạn sẽ được bảo hiểm bồi hoàn một khoảng tiền tương ứng với số tiền được ký kết như trong hợp đồng.

Vậy bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không là gì? Có những quyền lợi nào và có nên mua không? Hãy cùng Mison Trans tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Hàng Không

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) là một hình thức hợp đồng giữa người mua bảo hiểm và nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Theo đó, người mua sẽ thanh toán một khoản phí, có thể theo định kỳ hoặc từng đợt vận chuyển tùy theo thỏa thuận. Đổi lại, nhà cung cấp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho người mua trong trường hợp hàng hóa gặp sự cố như hư hỏng, thiệt hại hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển, với điều kiện các rủi ro đó thuộc phạm vi bảo hiểm.

Điểm quan trọng của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa là nó không thể ngăn ngừa rủi ro, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tổn thất tài chính và hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả khi sự cố xảy ra. Với khối lượng lớn hàng hóa được vận chuyển quốc tế, nếu không có bảo hiểm, tổn thất do tai nạn có thể rất lớn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả chủ hàng lẫn phương tiện vận chuyển.

Người mua bảo hiểm hàng hóa được quyền yêu cầu bồi thường nếu hàng hóa bị hư hỏng, mất mát hoặc tổn thất theo các điều khoản đã nêu trong hợp đồng hoặc đơn bảo hiểm. Bảo hiểm này giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản và giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh quốc tế.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì

Đối tượng tham gia bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chủ yếu dành cho những cá nhân, tổ chức có liên quan trực tiếp đến quá trình xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa quốc tế. Các đối tượng chính bao gồm:

  • Doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Những công ty tham gia vào quá trình giao dịch hàng hóa quốc tế, thường xuyên sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo giao hàng nhanh chóng và an toàn.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ logistics: Công ty vận chuyển hàng hóa, dịch vụ giao nhận (freight forwarder) cũng có thể mua bảo hiểm để bảo vệ hàng hóa trong quá trình họ chịu trách nhiệm vận chuyển.
  • Người gửi và người nhận hàng: Các cá nhân hoặc doanh nghiệp thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không để gửi hoặc nhận hàng, muốn đảm bảo an toàn tài sản của mình.
  • Ngân hàng, tổ chức tài chính: Những tổ chức tài chính hỗ trợ tài trợ thương mại hoặc cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng thường yêu cầu có bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ khoản đầu tư của mình.

Việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu không chỉ bảo vệ doanh nghiệp mà còn đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và bồi thường nếu có rủi ro.

Đối tượng tham gia bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không

Các rủi ro phía bên bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không sẽ chịu trách nhiệm

Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro gây tổn thất hoặc hư hỏng cho hàng hóa, trừ các trường hợp loại trừ sau đây:

1. Trường hợp bảo hiểm vận chuyển hàng hóa không chi trả 

  • Tổn thất do hành vi cố ý của người được bảo hiểm.
  • Hao hụt trọng lượng, thể tích hoặc hư hỏng thông thường.
  • Hư hỏng do đóng gói hoặc chuẩn bị hàng không đầy đủ.
  • Tổn thất do khuyết tật vốn có của hàng hóa.
  • Phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn, nếu người được bảo hiểm biết trước.
  • Tổn thất do chậm trễ, dù chậm trễ do rủi ro được bảo hiểm.
  • Tổn thất do tình trạng tài chính của chủ, người quản lý, hoặc người khai thác phương tiện vận chuyển.
  • Tổn thất từ việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc phóng xạ.

2. Không bảo hiểm cho các tổn thất gây ra bởi

  • Chiến tranh, nội chiến, cách mạng hoặc các hành động thù địch.
  • Chiếm giữ, bắt giữ (trừ khi do không tặc).
  • Vũ khí chiến tranh trôi dạt (mìn, bom, thủy lôi).

3. Không bảo hiểm cho tổn thất do

  • Đình công, bạo động lao động.
  • Hành động khủng bố hoặc có động cơ chính trị.

Các rủi ro phía bên bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không sẽ chịu trách nhiệm

Cách tính phí bảo hiểm vận chuyển đường hàng không

Phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu thường được tính dựa trên giá trị hàng hóa và các yếu tố liên quan đến vận chuyển. Công thức phổ biến để tính giá trị bảo hiểm như sau:

CIF = (C+F) / (1-R) 

I = CIF x R   

Trong đó:

  • I: Phí bảo hiểm.
  • C: Giá trị hàng hóa.
  • F: Cước phí vận chuyển.
  • R: Tỷ lệ phí bảo hiểm (phụ thuộc vào loại hàng hóa, đóng gói, phương tiện và tuyến đường vận chuyển).

Tỷ lệ phí bảo hiểm được xác định dựa trên các yếu tố như loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, và điều kiện bảo hiểm. Mỗi loại hàng sẽ có một tỷ lệ phí khác nhau, ví dụ:

  • Hải sản đông lạnh: 0,08%.
  • Máy móc, thiết bị: 0,07%.
  • Linh kiện điện tử: 0,05%.

Giá trị bảo hiểm có thể lên đến 110% giá trị CIF của lô hàng, giúp bảo vệ lô hàng khỏi các rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển.

Cách tính phí bảo hiểm vận chuyển đường hàng không

Ví dụ về cách tính phí bảo hiểm:

Nếu giá trị hàng hóa là 100.000 USD (C), cước phí vận chuyển là 5.000 USD (F), và tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,08% (R), ta có:

  • CIF = (100.000 + 5.000) / (1 – 0,0008) ≈ 105.084 USD 
  • I = 105.084 x 0,0008 ≈ 84,07 USD

⇒ Phí bảo hiểm cho lô hàng này rơi vào khoảng 84 USD.

>>> Tìm hiểu thêm về: Các loại hàng hóa được phép vận chuyển bằng đường hàng không

Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thường được tính theo phần trăm của số tiền bảo hiểm. Tỷ lệ này phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức vận chuyển, và các yếu tố rủi ro khác. 

Các mức tỷ lệ phí bảo hiểm dành cho từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu:

  • Hải sản, thực phẩm đông lạnh (chở trên tàu đông lạnh hoặc container lạnh): 0,08% số tiền bảo hiểm.
  • Thực phẩm ướp lạnh, thịt hộp, rau củ quả (trong container lạnh): 0,08%.
  • Hàng thủ công mỹ nghệ: 0,09%.
  • Nông sản để rời trong container: 0,08%.
  • Nông sản như lúa gạo đóng bao (để trong container): 0,07%.
  • Máy móc kim loại, thiết bị: 0,07%.
  • Linh kiện điện tử: 0,05%.
  • Hàng tân dược: 0,06%.
  • Chất lỏng đóng thùng: 0,06%.
  • Nguyên liệu, sản phẩm ngành dệt may: 0,04%.
  • Hàng thêu ren, thảm len, đai gai, thảm cói, chiếu: 0,06%.
  • Dụng cụ thể thao: 0,05%.
  • Bàn chải đánh răng, lược, các sản phẩm tương tự: 0,045%.
  • Hoa quả giả, búp bê, nến: 0,05%.
  • Phân bón các loại: 0,08%.
  • Nguyên liệu, thức ăn gia súc: 0,08%.
  • Bao bì, vỏ hộp các loại: 0,045%.
  • Yến sào: 0,072%.
  • Gạch, gạch tráng men, thạch cao, ngói, đá ốp lát: 0,05%.
  • Ly, chén, tách đóng trong hộp carton; đồ dùng bằng gốm, sành sứ: 0,2% (có áp dụng mức khấu trừ).
Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Thời hạn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không

Thời hạn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không

1. Hiệu lực bảo hiểm

  • Bắt đầu: Bảo hiểm có hiệu lực khi hàng rời kho hoặc nơi chứa hàng theo hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
  • Kết thúc: Bảo hiểm kết thúc tại một trong các thời điểm sau:
  1. Khi hàng được giao vào kho hoặc nơi chứa hàng cuối cùng theo hợp đồng hoặc giấy chứng nhận.
  2. Khi hàng được giao vào kho khác trước hoặc tại địa điểm nhận hàng ghi trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận.
  3. Hoặc sau 30 ngày từ khi dỡ hàng khỏi máy bay tại nơi dỡ hàng cuối cùng.

2. Trường hợp đặc biệt

  • Nếu hàng được gửi đến địa điểm khác ngoài địa điểm nhận hàng ghi trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận, bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực nhưng không kéo dài quá thời điểm bắt đầu vận chuyển tới địa điểm mới.
  • Bảo hiểm vẫn hiệu lực trong trường hợp chậm trễ ngoài kiểm soát, bay lệch hướng, dỡ hàng bắt buộc, xếp lại hàng, chuyển tải, và thay đổi hành trình do quyền tự do của nhà vận chuyển hàng không.

>>> Bạn đã biết về: 10 Bước Quy Trình Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không “CHUẨN” 2024 

Có nên mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không hay không?

Mison Trans khuyến khích các doanh nghiệp nên mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa vì các lý do sau:

  • Bảo vệ hàng hóa: Bảo hiểm giúp doanh nghiệp an tâm khi hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng, đảm bảo nhận được bồi thường theo thỏa thuận.
  • Giảm thiểu rủi ro: Vận chuyển quốc tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bảo hiểm giúp giảm thiểu những thiệt hại bất ngờ.
  • Tăng tính cạnh tranh: Bảo hiểm giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển toàn diện hơn, gia tăng sự hấp dẫn đối với đối tác thương mại.
  • Nâng cao uy tín: Doanh nghiệp có bảo hiểm tạo dựng niềm tin cho đối tác về khả năng bảo vệ hàng hóa.
  • Hỗ trợ xử lý sự cố: Bảo hiểm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển.

Nhờ đó, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trở thành yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Mison Trans khuyến khích các doanh nghiệp nên mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa

Trên đây là một số các thông tin về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, hy vọng qua bài viết quý khách sẽ có góc nhìn đa chiều hơn về bảo hiểm hàng hóa.