1900 636348

Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh về Việt Nam

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại tủ lạnh tiên tiến, được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là các dòng tủ lạnh nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Bởi chất lượng vượt trội và thiết kế đẹp mắt.

Để nhập khẩu tủ lạnh bạn cần thông qua một số thủ tục cần thiết. Hãy cùng Mison Trans tìm hiểu thêm về thủ tục nhập khẩu tủ lạnh về Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!

Các nghị định và thông tư liên quan đến nhập khẩu tủ lạnh

Các nghị định và thông tư liên quan đến nhập khẩu tủ lạnh

Tủ lạnh thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo Quyết định 2711/QĐ-BKHCN ngày 08/12/2017 ban hành, khi các doanh nghiệp nhập khẩu tủ lạnh với mã HS như trên, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định về kiểm tra chất lượng do Nhà nước tiến hành.

Theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, khi nhập khẩu tủ lạnh, cần tiến hành thử nghiệm hiệu suất năng lượng để đánh nhãn năng lượng cho tủ lạnh.

HS Code và thuế nhập khẩu tủ lạnh

HS Code và thuế nhập khẩu tủ lạnh

Tủ lạnh dùng cho gia đình

  • Mã HS code: 84182100
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 25%
  • Thuế giá trị gia tăng: 10%
  • Nhập từ Trung Quốc có FORM E: Thuế nhập khẩu 15%
  • Nhập từ Thái Lan, Malaysia có FORM D: Thuế nhập khẩu 0%; Thuế giá trị tăng: 10%

Tủ bảo quản, trưng bày hàng có gắn thiết bị lạnh

  • Mã HS code: 84185099
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 20%
  • Thuế giá trị gia tăng: 10%
  • Nhập từ Trung Quốc có FORM E: Thuế nhập khẩu 15%
  • Nhập từ Thái Lan, Malaysia có FORM D: Thuế nhập khẩu 0%; Thuế giá trị tăng: 10%.

Hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu tủ lạnh

Hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu tủ lạnh

Hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu tủ lạnh thường bao gồm các tài liệu sau

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại).
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa).
  • Bill of lading (Vận đơn).
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt).
  • Số tiếp nhận đăng ký kiểm tra chất lượng.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng.

Quy trình nhập khẩu tủ lạnh

Quy trình nhập khẩu tủ lạnh

Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký kiểm tra chất lượng và mở tờ khai hải quan

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh. Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó. Nộp hồ sơ online hoặc nộp bản cứng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 

Sau khi hệ thống phản hồi hồ sơ đạt thì nộp bản cứng. Chi cục tiêu chuẩn đo lường ký đóng dấu. 1 bản doanh nghiệp lưu và 1 bản nộp cho hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản.

Hàng về cảng/sân bay nào thì mở tờ khai tại chi cục hải quan quản lý cảng/sân bay đó.

Lưu ý:  Trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng có thể nộp cùng với xác nhận đã ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng luôn mà không cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản.

Bước 3: Mang mẫu tủ lạnh đến một trong các trung tâm kiểm tra để làm chứng nhận hợp quy

Mang mẫu đến 1 trong các trung tâm Trung tâm 1 (Quatest 1), Trung tâm 3 (Quatest 3), để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy, hoặc liên hệ Trung tâm kiểm tra sẽ xuống kho lấy mẫu.

Lưu ý: Chứng nhận hợp quy tủ lạnh, tủ giữ lạnh thương mại có giá trị trong vòng 3 năm nên lô hàng tiếp theo doanh nghiệp KHÔNG phải làm bước này. 

Bước 4: Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm hiệu suất năng lượng.

Lưu ý: Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn cho model cùng chủng loại. Sau khi có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng.

Bước 5: Xác nhận công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng cho tủ lạnh

Doanh nghiệp lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững – Bộ công thương.

Chứng từ này có tác dụng chứng minh doanh nghiệp đã công bố nhãn năng lượng cho các cơ quan liên quan khi đến kiểm tra và dùng để thay thế phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng trong quá trình thông quan lô hàng tiếp theo.

Yêu cầu nhãn mác đối với mặt hàng tủ lạnh

Yêu cầu nhãn mác đối với mặt hàng tủ lạnh

Khi nhập khẩu mặt hàng tủ lạnh, có một số thông tin quan trọng nên được ghi trên nhãn mác như:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Model, mã hàng hoá (nếu có);
  • Dung tích lưu trữ của tủ lạnh (thường được tính bằng lít);
  • Công suất tiêu thụ điện của tủ lạnh (kW hoặc W);
  • Nhiệt độ hoạt động của tủ lạnh;
  • Kích thước của tủ lạnh (cao * rộng * sâu);
  • Trọng lượng của tủ lạnh, thường được tính bằng kg;
  • Các tính năng và công nghệ: Ví dụ như hệ thống làm lạnh, khả năng giữ lạnh lâu, điều khiển thông qua smartphone…

Đây chỉ là một số thông tin thường thấy trên nhãn mác của tủ lạnh khi nhập khẩu. Tuy nhiên, yêu cầu cụ thể cho nhãn mác có thể khác nhau dựa trên quy định của từng quốc gia hoặc khu vực. 

Trên đây là những thông tin mà MISON TRANS muốn gửi đến bạn để giúp bạn hiểu hơn về thủ tục nhập khẩu tủ lạnh. Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong quá trình nhập khẩu tủ lạnh về Việt Nam.

Và nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hãy liên hệ ngay với MISON TRANS để được tư vấn miễn phí.

___________________

MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

  • Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 63 63 48
  • Email: st1@misontrans.com