Trước khi thực vật được nhập khẩu vào một quốc gia, việc kiểm dịch thực vật là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường, nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng. Việc xin giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu không chỉ yêu cầu sự trung thực và chính xác mà còn đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình và quy định của pháp luật.
Hãy cùng Mison Trans tìm hiểu quy trình này để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và tầm quan trọng của quá trình kiểm dịch trong thương mại quốc tế.
Giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu là gì?
Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu được cấp bởi cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật Việt Nam. Đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi doanh nghiệp nhập khẩu thực vật thuộc danh mục quy định, nhằm đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta.
Lưu ý: Giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu là giấy phép cần được cấp cho các vật thể thực vật được nhập khẩu vào một quốc gia cụ thể, để đảm bảo chúng không gây hại hoặc không vi phạm quy định kiểm dịch của quốc gia đó.
Trái lại, giấy kiểm dịch thực vật xuất khẩu là giấy phép cần cho các vật thể thực vật được xuất khẩu ra khỏi một quốc gia cụ thể, để đảm bảo chúng không mang theo dịch hại hoặc không vi phạm quy định kiểm dịch của quốc gia nhập khẩu.
Danh mục các mặt hàng cần có Giấy phép kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu vào Việt Nam
Danh sách thực vật cho phép nhập khẩu đã được Cục bảo vệ thực vật công bố trên trang web của cục. Mỗi nước có danh sách riêng theo các hiệp định, bạn có thể xem chi tiết tại: Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam của 51 nước
Trước khi nhập hàng hoặc ngay khi thương thảo hợp đồng, bạn hãy kiểm tra xem sản phẩm đó có thể nhập khẩu vào Việt Nam hay không.
Đa số các doanh nghiệp nhập các mặt hàng liên quan đến thực vật về nhưng bị mắc kẹt tại cảng đều do thiếu giấy kiểm dịch thực vật. Đây là một trong những nguyên nhân gây tổn thất nghiêm trọng về chi phí và thời gian cho doanh nghiệp của bạn.
Bộ hồ sơ xin cấp giấy kiểm dịch thực vật
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định theo Điều 6, Chương 2 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT và sửa đổi & bổ sung chỉnh sửa tại khoản 2 điều 6 tại Thông tư 15/2021 gồm:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
*Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
- Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).
Quy trình thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Để xin được Giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu, bạn cần thực hiện theo trình tự các bước sau đây:
Bước 1: Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến tại Chi cục kiểm dịch thực vật hoặc Cục Bảo vệ thực vật
Bước 2: Cục sẽ tiếp nhận và xem xét hồ sơ, hướng dẫn. Có thể yêu cầu bổ sung nếu cần trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Hồ sơ sẽ được thẩm định và cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục sẽ cấp GP trong 15 ngày làm việc theo mẫu 05/BVTV theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT.
- Nếu hồ sơ chưa đủ, bạn sẽ được thông báo về việc bổ sung thêm.
- Nếu không được cấp GP, Cục sẽ thông báo bằng văn bản và nêu lý do rõ ràng.
Lưu ý: Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu có giá trị không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Xem thêm: Hướng dẫn làm kiểm dịch thực vật xuất khẩu & tái xuất khẩu
Mẫu giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu chuẩn nhất hiện nay
Tải mẫu giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại đây!
Các trường hợp cần thông báo cho nước xuất khẩu hoặc các cơ quan liên quan
1. Thông báo cho nước xuất khẩu
Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu trong các trường hợp sau:
- Vật thể nhập khẩu nhiễm các loại đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng cần kiểm soát bởi Việt Nam hoặc sinh vật gây hại độc hại và biện pháp kiểm dịch thực vật cần được thực hiện;
- Vật thể nhập khẩu chưa được phép vào Việt Nam;
- Vật thể nhập khẩu thiếu Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật từ cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu;
- Vật thể nhập khẩu vi phạm các quy định khác về kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Thông báo cho chủ vật thể và các cơ quan liên quan
Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ thông báo cho chủ vật thể hoặc các cơ quan liên quan trong các trường hợp sau:
- Tương ứng với điểm a ở khoản 1;
- Khi lô vật thể là giống cây trồng hoặc sinh vật có ích.
Như vậy, việc xin giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu không chỉ là quy trình bắt buộc mà còn là bước cần thiết để đảm bảo an toàn cho môi trường sống, nền nông nghiệp và sức khỏe của cộng đồng.
Việc thực hiện đúng quy trình và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định pháp luật không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự cam kết của mỗi doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hoạt động nhập khẩu thực vật.
Để khám phá thêm về quy trình nhập khẩu đặc biệt cho sản phẩm của công ty bạn và nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp, hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Mison Trans.
- Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
- Hotline: 1900 63 63 48
- Email: st1@misontrans.com