Trong quá trình kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa, việc nắm rõ và quản lý nợ thuế hải quan là một yếu tố không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tra cứu và quản lý nợ thuế hải quan một cách hiệu quả, việc sử dụng các công cụ và thông tin phù hợp là rất quan trọng.
Trong bài viết này, cùng Mison Trans tìm hiểu về cách hướng dẫn tra cứu nợ thuế hải quan, giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin đầy đủ và kịp thời để thực hiện nghĩa vụ thuế một cách chính xác.
Những loại thuế hải quan phải nộp khi xuất nhập khẩu hàng hóa
Các loại thuế hải quan
- Thuế nhập khẩu: Áp dụng trực tiếp lên giá trị của hàng hóa nhập khẩu, thường được xác định dựa trên HS Code, loại hàng hóa và nước xuất xứ.
- Thuế xuất khẩu: Áp dụng trực tiếp lên giá trị của hàng hóa xuất khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chỉ áp dụng cho các sản phẩm bị hạn chế tiêu thụ như rượu, bia, thuốc lá, ô tô và không áp dụng cho hàng hóa như quần áo, giày dép, phụ kiện, nước hoa… khi nhập khẩu vào Việt Nam.
- Thuế chống bán phá giá: Là thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng khi hàng hóa bán phá giá nhập khẩu gây thiệt hại hoặc đe dọa ngành sản xuất trong nước. Thường áp dụng cho các mặt hàng như Thép mạ, nhôm hợp kim, bột ngọt…
- Thuế bảo vệ môi trường: Là loại thuế gián thuế áp dụng cho các hàng hóa gây tác động tiêu cực đến môi trường như Xăng, dầu, mỡ nhờn, than đá, v.v.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Thuế suất VAT phụ thuộc vào loại hàng hóa và thường dao động từ 0% đến 10%.
Đối tượng chịu thuế hải quan
Đối tượng chịu thuế hải quan theo Điều 2, khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, như sau:
- Hàng hóa vận chuyển qua cửa khẩu, biên giới của Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường nội địa vào khu vực không thuế quan hoặc hàng hóa nhập khẩu từ khu vực không thuế quan vào thị trường nội địa.
- Hàng hóa được xuất nhập khẩu trực tiếp tại cơ sở và hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối.
Người nộp thuế
1. Chủ hàng hóa tham gia thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
2. Tổ chức nhận uỷ thác tham gia hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
3. Người xuất nhập cảnh đồng thời tham gia vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay mặt cho người khác, bao gồm:
- Đại lý thủ tục hải quan.
- Doanh nghiệp bưu chính và chuyển phát nhanh.
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác.
- Người được ủy quyền với hàng hóa đặc biệt.
- Chi nhánh doanh nghiệp.
- Người khác được ủy quyền theo quy định.
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa miễn thuế cho cư dân biên giới không sử dụng cho mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước.
6. Người có hàng hoá từ miễn thuế chuyển sang chịu thuế theo quy định.
7. Trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Mục đích của khi tra cứu nợ thuế tờ khai hải quan, lệ phí hải quan
Khi thực hiện việc tra cứu nợ thuế và lệ phí hải quan, doanh nghiệp có thể:
- Kiểm tra thông tin chi tiết về nợ thuế và lệ phí: Xem xét các khoản nợ thuế và lệ phí mà doanh nghiệp bạn đang nợ, bao gồm số tiền cụ thể và thời hạn nộp phí.
- Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật: Xác nhận rằng doanh nghiệp bạn đang tuân thủ đúng các quy định về nộp thuế và lệ phí theo đúng thời hạn và số tiền yêu cầu.
- Phòng tránh rủi ro về phạt hoặc xử phạt hành chính: Để tránh bị phạt do thiếu sót hoặc trễ hạn trong việc nộp thuế và lệ phí, doanh nghiệp cần kiểm tra và cập nhật định kỳ thông tin về nợ thuế.
- Quản lý tài chính một cách đúng đắn: Tra cứu giúp doanh nghiệp biết chính xác số tiền cần nộp, giúp quản lý tài chính hiệu quả và tránh tình trạng thiếu sót hoặc trễ hạn trong thanh toán nợ.
- Tăng cường minh bạch và uy tín trong công việc: Việc đảm bảo nợ thuế và lệ phí được nộp đúng hạn và đúng số tiền không chỉ giúp tạo ra sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Cách tra cứu nợ thuế hải quan
Để thực hiện tra cứu nợ thuế hải quan một cách chính xác và nhanh chóng, quý doanh nghiệp cần chuẩn bị các thông tin sau:
- Mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế của doanh nghiệp cần tra cứu.
- Số chứng minh nhân dân (CMND) của người đại diện pháp luật.
Nếu doanh nghiệp của bạn là Forwarder và không thuận tiện khi yêu cầu số CMND từ khách hàng, bạn có thể sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp để tiến hành tra cứu trên trang web chính thức của Hải quan Việt Nam.
Để tra cứu nợ thuế hải quan, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Tổng cục Hải Quan tại: https://www.customs.gov.vn/.
Bước 2: Trên trang chủ, chọn “Tra cứu nợ thuế“
Bước 3: Nhập mã số thuế và mã doanh nghiệp vào các ô tương ứng.
Bước 4: Nhập số CMND của đại diện doanh nghiệp vào ô số CMT.
Bước 5: Nhập chính xác mã Captcha được hiển thị.
Bước 6: Cuối cùng, nhấn vào nút “Xem thông tin” để kiểm tra thông tin về nợ thuế hải quan của doanh nghiệp.
Mức xử phạt khi chậm nộp tiền thuế tờ khai hải quan
Theo điều 59 của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, mức xử phạt cho việc chậm nộp tiền thuế hải quan được quy định như sau:
- Phạt tiền chậm nộp tương đương 0,03% số tiền thuế chậm nộp mỗi ngày;
- Thời gian tính phạt chậm nộp được tính liên tục từ ngày sau ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày trước ngày tiền nợ thuế hoặc tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển được nộp vào ngân sách nhà nước.
Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ thuế hải quan
Theo Điều 57 của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, thứ tự ưu tiên trong thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được xác định như sau:
- Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp vượt hạn và áp dụng biện pháp cưỡng chế.
- Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp vượt hạn nhưng chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế.
- Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh.
Điều này giúp đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc ưu tiên thanh toán nợ thuế hải quan theo quy định pháp luật.
Việc nắm rõ và quản lý nợ thuế hải quan là bước quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Qua bài viết này, hy vọng các doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin cần thiết và những bước hướng dẫn chi tiết để tra cứu nợ thuế hải quan một cách hiệu quả.
Việc đảm bảo tuân thủ quy định về nợ thuế không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng uy tín và thành công trên thị trường.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, khai thuê hải quan hãy liên hệ ngay với MISON TRANS qua hotline 1900 63 63 48 hoặc email st1@misontrans.com để được tư vấn miễn phí.