1900 636348

Tổng hợp tin tức thị trường xuất nhập khẩu từ ngày 24 – 30/11/2023​

Ngay sau đây sẽ là những tin tức đáng chú ý về thị trường xuất nhập khẩu từ ngày 24 – 30/11/2023:

Xuất khẩu dệt may dự kiến cán đích 40,3 tỷ USD

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: 10 tháng năm 2023, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt trên 33 tỷ USD, dự kiến cả năm đạt khoảng hơn 40 tỷ USD, giảm hơn 9% so với năm 2022.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi rõ rệt. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh như: đồ nỉ, quần short, quần áo trẻ em… Ở chiều ngược lại, các mặt hàng như: đồ bảo hộ lao động, bộ comple, quần áo y tế, quần jeans lại tăng nhanh. 

Đáng chú ý, năm nay, điểm nhấn nổi bật của ngành dệt may là sự bứt phá, đa dạng hóa về thị trường xuất khẩu, sản phẩm cũng như khách hàng. Chưa năm nào Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang nhiều thị trường như năm nay, tới 104 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xuất khẩu dệt may dự kiến cán đích 40,3 tỷ USD

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam với hơn 11 tỷ USD, tiếp đến là Nhật bản 3 tỷ USD, Hàn Quốc 2,43 tỷ USD, EU gần 2,9 tỷ USD, Canada khoảng 850 triệu USD, Trung Quốc khoảng 830 triệu USD…

Bên cạnh đa dạng thị trường, doanh nghiệp dệt may trong nước đã đa dạng được 36 mặt hàng xuất khẩu như jacket, quần áo các loại, vải các loại, đồ lót; váy các loại; quần áo bảo hộ lao động …

Năm 2024, dự báo kinh tế thế giới còn nhiều biến động, song ngành dệt may Việt Nam vẫn có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh, Vitas đặt mục tiêu toàn ngành năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD.”

Lô yến sào đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua cảng Cát Lái

Tối 24/11, lô tổ yến đầu tiên đã được Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa xuất khẩu sang Trung Quốc qua cảng Cát Lái TPHCM.

Bà Trịnh Thị Hồng Vân, Phó Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa cho biết, cùng ngày đơn vị đã công bố xuất khẩu chính ngạch lô hàng đầu tiên tổ yến Sanvinest và lô hàng thứ 2 nước yến Sanvinest cho đối tác tại Trung Quốc.

Lô yến sào đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua cảng Cát Lái

Để chuẩn bị tốt công tác xuất khẩu chính ngạch, công ty đã triển khai xây dựng chuỗi nhà yến theo đúng quy chuẩn, chất lượng cao với hơn 300 nhà yến, trong đó có 142 nhà yến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, sản lượng mỗi năm khoảng 30 tấn.

Bên cạnh đó, công ty thực hiện chuỗi liên kết sản phẩm, xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc yến sào hướng đến nâng cao chất lượng tổ yến.

Trung Quốc là thị trường khó tính với dân số trên 1,4 tỷ dân và là thị trường rất lớn đối với ngành hàng yến sào, bởi hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu lượng tổ yến rất lớn từ các nước Đông Nam á nên “Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, cơ hội lớn để doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiềm lực nhất thế giới này. Công ty sẽ thực hiện hợp tác hiệu quả với đối tác, phủ sóng tất cả các dòng sản phẩm yến tổ và sản phẩm sau chế biến sản phẩm tại các hệ thống siêu thị, nhà phân phối tại các tỉnh, thành toàn thị trường Trung Quốc với mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, doanh thu và tăng thu nộp ngân sách cho tỉnh Khánh Hòa” – bà Trịnh Thị Hồng Vân chia sẻ.”

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập công ty Mison Trans diễn ra vào ngày 27/11

Chiều 27/11, Mison Trans đã tổ chức “Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập công ty – Vươn ra biển lớn cùng doanh nghiệp” với sự tham dự của các quý Khách hàng, quý Đối tác, quý Khách mời, Ban Lãnh đạo và toàn thể nhân sự Mison Trans.

Phát biểu tại Lễ kỉ niệm, anh Phạm Long Phụng – CEO & Founder của MT chia sẻ quãng thời gian khó khăn của những ngày đầu thành lập. Cho đến nay, sau 10 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics & xuất nhập khẩu, Mison Trans đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình. 

Và để đánh dấu bước chuyển mình sau 10 năm thành lập Mison Trans công bố mở thêm văn phòng tại Hà Nội và sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2024, nhằm thực hiện hóa tầm nhìn trở thành trung tâm dịch vụ logistics – chuỗi cung ứng quốc tế trong tương lai.

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập công ty Mison Trans diễn ra vào ngày 27/11

Với định hướng của Công ty thực hiện văn hoá “giúp người khác”, anh Phụng cũng công bố quỹ học bổng “Touch The Dream – Chạm vào ước mơ” hướng đến những em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có nghị lực vượt lên, thành tích học tập tốt, đạo đức tốt. Dự kiến chương trình này sẽ lần đầu tiên được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán 2024.

Trong buổi lễ kỉ niệm, công ty đã tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa thiết thực nhằm tri ân đến quý khách hàng, quý đối tác và toàn thể nhân viên. Anh Phạm Long Phụng đã trao tặng những bó hoa tươi thắm và quà lưu niệm thay cho lời cảm ơn chân thành nhất đến các khách hàng, đối tác đã tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng Mison Trans từ những ngày đầu thành lập.

8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá.

8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

Sau phiên đấu giá được thực hiện minh bạch, công khai, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, Uỷ viên thường trực hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường, có 8 thương nhân có hồ sơ hợp lệ:

  • Công ty CP Đường Việt Nam được phân giao 20.000 tấn
  • Công ty CP Thành Thành Công – Biên Hoà được phân giao 20.000 tấn
  • Công ty CP Hàng tiêu dùng Biên Hoà được phân giao 20.000 tấn
  • Công ty TNHH MTV Đường Biên Hoà – Ninh Hoà được phân giao 20.000 tấn
  • Công ty CP Mía đường Lam Sơn được phân giao 20.000 tấn
  • Công ty CP Mía đường Sơn La được phân giao 5.000 tấn
  • Công ty CP Mondelez Kinh Đô Việt Nam được phân giao 1.000 tấn
  • Công ty TNHH MTV Kinh Đô Miền Bắc được phân giao 1.000 tấn

Tổng hợp số lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường được phân giao cho các doanh nghiệp đợt này là 107.000 tấn. Với phiên đấu giá này, doanh nghiệp đường trong nước được hy vọng sẽ tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định, đóng góp cho sự phát triển ngành nông nghiệp và góp phần ổn định đời sống người nông dân trồng mía.

Trị giá sắt thép nhập khẩu sau 10 tháng đầu năm 2023 trên 8,49 tỷ USD

Trị giá sắt thép nhập khẩu sau 10 tháng đầu năm 2023 trên 8,49 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2023, cả nước nhập khẩu gần 10,61 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,49 tỷ USD, giá trung bình đạt 800,4 USD/tấn, tăng 8,6% về lượng, nhưng giảm 17,6% kim ngạch và giảm 24,1% về giá so với 10 tháng năm 2022.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc, với 6,37 triệu tấn, tương đương trên 4,44 tỷ USD, giá 698,2 USD/tấn, tăng 47,8% về lượng, tăng 3% kim ngạch nhưng giảm 30,4% về giá so với 10 tháng năm 2022; chiếm 60% trong tổng lượng và chiếm 52,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Nhật Bản đạt 1,62 triệu tấn, tương đương 1,24 tỷ USD, giá nhập khẩu 761,2 USD/tấn, tăng 6,3% về lượng, nhưng giảm 18,1% về kim ngạch và giảm 23% về giá so với 10 tháng năm 2022, chiếm 15,3% trong tổng lượng và chiếm 14,6% trong tổng kim ngạch.

Tiếp theo là thị trường Indonesia đạt 547.213 tấn, trị giá 936 triệu USD, giá 1.710,5 USD/tấn, tăng 18,9% về lượng, nhưng giảm nhẹ 0,3% về kim ngạch và giảm 16,1% về giá so với 10 tháng năm 2022, chiếm 5,2% trong tổng lượng và chiếm 11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu sắt thép 10 tháng năm 2023 sụt giảm so với 10 tháng năm 2022.

Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng khá

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,52 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng hơn 200 triệu USD).

Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng khá

Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất với 413 triệu USD, tăng 19,8% (tương đương tăng gần 70 triệu USD).

Ngoài ra còn 3 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; giày dép.

Chiều ngược lại, hết tháng 10, kim ngạch nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 369 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022 (tương đương kim ngạch tăng gần 20 triệu USD).

Số lượng các mặt hàng nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ ít hơn so với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Hết tháng 10 chưa có nhóm hàng nhập khẩu nào từ thị trường này đạt kim ngạch “trăm triệu USD”. 5 nhóm hàng có kim ngạch “chục triệu USD” gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải; linh kiện, phụ tùng ô tô; hóa chất; dược phẩm.

Trong quan hệ thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ, nước ta đạt được thăng dư thương mại lớn, hết tháng 10 con số xuất siêu đạt gần 1,15 tỷ USD.

MSC công bố phụ phí kênh đào Panama

MSC công bố phụ phí kênh đào Panama

MSC vừa công bố sẽ áp dụng Phụ phí kênh Panama (PCS) trị giá 297 USD/container đối với hàng hóa từ Adia đến Caribe quá cảnh qua Kênh đào Panama.

Phụ phí mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12.

Xem thêm: Tổng hợp tin tức thị trường xuất nhập khẩu từ ngày 17 – 23/11/2023

___________________

MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

  • Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 63 63 48
  • Email: st1@misontrans.com