Dây cáp điện là một trong những vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng và hệ thống điện. Việc nhập khẩu dây cáp điện đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định và thủ tục hải quan.
Bài viết này của Mison Trans sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về quy trình thủ tục nhập khẩu dây cáp điện tại Việt Nam.
Chính sách nhập khẩu dây cáp điện tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, dây cáp điện không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại dây cáp và mục đích sử dụng, sẽ có những quy định về kiểm tra chất lượng khác nhau. Các văn bản pháp luật liên quan bao gồm:
- Quyết định 2711/QĐ-BKHCN
- Thông tư 38/2015/TT-BTC
- Quyết định số 1182/QĐ-BCT
- Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN
- Nghị định 74/2018/NĐ-CP
- Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN
Quy trình chi tiết thông quan nhập khẩu dây cáp điện
Bước 1: Truyền tờ khai hải quan
Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các chứng từ hải quan bao gồm:
- Hóa đơn thương mại;
- Packing list;
- Hợp đồng mua bán;
- Vận đơn (Bill of lading/AWB)
- Chứng nhận xuất xứ;
- Catalog sản phẩm.
Sử dụng phần mềm VNACCS, doanh nghiệp tiến hành khai báo hải quan điện tử.
Lưu ý: Tất cả thông tin khai báo phải khớp hoàn toàn với bộ hồ sơ đã chuẩn bị.
Bước 2: Kiểm tra chất lượng (nếu cần)
Để thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu dây cáp điện bọc vỏ PVC, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
- Hợp đồng thương mại (Contract)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Hóa đơn (Invoice).
- Vận đơn (Bill of Lading/AWB).
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tại trang web: https://vnsw.gov.vn/ hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng.
Lưu ý
- Đối với các lô hàng nhập khẩu có số lượng nhỏ, doanh nghiệp có thể làm đơn xin miễn kiểm tra chất lượng.
- Khi đăng ký kiểm tra chất lượng trực tuyến, cần chọn đơn vị kiểm định được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép. Nếu chưa có tài khoản, bạn nên tạo trước vì quá trình xác thực tài khoản có thể mất khoảng 24 giờ sau khi đăng ký.
Bước 3: Thanh lý tờ khai hải quan
Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp nộp kết quả này cùng với các hồ sơ khác cho cơ quan hải quan.
Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra và hồ sơ khai báo, hải quan sẽ phân luồng tờ khai (luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ).
- Luồng xanh: Thông quan ngay.
- Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ giấy tờ.
- Luồng đỏ: Kiểm tra hồ sơ giấy tờ & kiểm tra thực tế hàng hóa.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, doanh nghiệp tiến hành thanh toán các loại thuế, phí. Và vận chuyển hàng về kho.
Bước 4: Đưa mẫu dây cáp đi thử nghiệm, chứng nhận hợp quy (nếu có)
Doanh nghiệp gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm đã được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định hoặc nơi đăng ký với Bộ.
Thời gian nhận kết quả thử nghiệm: từ 15 đến 20 ngày làm việc tính từ thời điểm lấy mẫu.
=> Sau khi có kết quả chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần nộp bổ sung kết quả này cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để hoàn tất thủ tục cho lô hàng và sau đó mới có thể đưa hàng ra thị trường.
Mã HS và thuế nhập khẩu
Dây cáp điện thuộc Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên.
Mã HS cho dây cáp điện có nhiều phân loại khác nhau tùy thuộc vào loại dây cáp và mục đích sử dụng.
- 8544 – Dây điện, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) có cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn có cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt từng sợi, có hoặc không gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối.Dây đơn dạng cuộn:
- 85442021 – Mã HS code đối với cáp cách điện chưa được nhà sản xuất gắn đầu nối. Thường những loại cáp này sẽ được sử dụng cho điện áp từ 66kV trở xuống. Bên cạnh đó, đây là mã HS đối với cáp điện có cách điện bằng plastic hoặc cao su.
Khi nhập khẩu dây cáp điện vào Việt Nam, doanh nghiệp cần nộp các loại thuế như sau:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%.
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: mức thuế suất dao động từ 0% đến 20% tùy vào loại dây cáp.
Nếu nhập khẩu từ các quốc gia có hiệp định thương mại với Việt Nam, doanh nghiệp có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Những lưu ý khi nhập khẩu dây cáp điện
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Mison Trans đã tích lũy trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện cho khách hàng, anh/chị có thể tham khảo cho lô hàng của mình:
- Hàng hóa chỉ được thông quan sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
- Khi nhập khẩu dây cáp điện, cần đảm bảo nhãn hàng hóa được dán đầy đủ và đúng quy định theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
- Cần xác định chính xác mã HS để áp dụng mức thuế đúng, tránh bị xử phạt vì khai sai mã HS.
- Nếu có yêu cầu kiểm tra chất lượng dây cáp điện, việc kiểm tra sẽ được thực hiện theo từng lô hàng cụ thể, lô nào kiểm tra lô đó.
- Dây cáp điện đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Trong trường hợp nhập dưới dạng phế liệu, phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ.
- Chuẩn bị đầy đủ và chính xác các giấy tờ cần thiết. Hồ sơ hải quan thiếu sót hoặc không đúng quy định có thể khiến quá trình thông quan bị kéo dài hoặc phát sinh chi phí không mong muốn.
Bài viết này đã cung cấp những thông tin cơ bản và cần thiết để bạn có thể tự tin thực hiện quá trình nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn, bạn cũng có thể tham khảo video sau của Mison Trans
Để giảm thiểu tối đa rủi ro, dịch vụ xuất nhập khẩu bằng đường biển trọn gói của Mison Trans là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với nhiều năm kinh nghiệm, Mison Trans cam kết đảm bảo lô hàng của bạn sẽ được thông quan nhanh chóng, hợp pháp và đúng tiến độ theo yêu cầu.