1900 636348

Thủ tục nhập khẩu camera ghi hình giám sát – Hướng dẫn chi tiết

Hiện nay, nhu cầu lắp đặt, sử dụng hệ thống camera giám sát rất phổ biến và không ngừng tăng mạnh theo từng năm; không chỉ ở các công ty, nhà xưởng, siêu thị, trung tâm thương mại, tiệm vàng hay cửa hàng.

Mà còn lan rộng đến những hộ gia đình cũng cần mua cho mình sản phẩm hệ thống camera giám sát an ninh; phù hợp tùy theo mục đích sử dụng. Vì thế, thị trường nhập khẩu camera ghi hình giám sát an ninh tại Việt Nam nói riêng cũng đặc biệt sôi động.

Việc nhập khẩu camera giám sát là một quy trình quan trọng, đòi hỏi tuân thủ các quy định về hải quan và pháp lý tại Việt Nam. Trong bài viết này, Mison Trans sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu camera giám sát từ các bước chuẩn bị hồ sơ đến thông quan, nhằm giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí.

Chính sách nhập khẩu camera giám sát

Theo quy định hiện hành:

Đối với camera có chức năng thu phát sóng (Wi-Fi, Bluetooth), cần xin giấy phép tại Cục Viễn thông.

Hồ sơ nhập khẩu camera giám sát

Chính sách nhập khẩu camera giám sát

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract).
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List).
  • Vận đơn (Bill of Lading).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) (nếu có ưu đãi thuế).
  • Chứng nhận kiểm tra chất lượng từ cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình thủ tục nhập khẩu camera ghi hình giám sát

Quy trình thủ tục nhập khẩu camera ghi hình giám sát

Bước 1: Kiểm tra mã HS và chính sách nhập khẩu.

  • Liên hệ với nhà cung cấp để lấy thông tin chi tiết sản phẩm.
  • Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bước 2: Làm thủ tục hải quan.

  • Khai báo hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS.
  • Nộp bộ hồ sơ kèm giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.

Bước 3: Hoàn tất kiểm tra chất lượng.

  • Sau khi thông quan, bạn cần gửi mẫu camera đến cơ quan kiểm tra chất lượng theo quy định.
  • Nhận giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn để lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.

Mã HS Code của camera giám sát

Việc xác định mã HS Code chính xác là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình nhập khẩu. Camera giám sát thường thuộc mã HS 85258013 hoặc 85258019 (tùy theo loại sản phẩm và tính năng).

Mã HS sẽ ảnh hưởng đến thuế nhập khẩu và các chính sách quản lý hàng hóa, do đó doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ trước khi thực hiện thông quan.

Thuế nhập khẩu camera giám sát

Camera giám sát nhập khẩu chịu các loại thuế như sau:

  • Thuế nhập khẩu: Tùy thuộc vào xuất xứ và mã HS Code, mức thuế thông thường dao động từ 0% đến 15%.
  • Thuế VAT: 10%.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc và có C/O form E hợp lệ, thuế nhập khẩu có thể được giảm xuống 0%.

Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu camera ghi hình giám sát

Camera giám sát là mặt hàng thuộc diện quản lý của nhiều cơ quan ban ngành. Với sự phát triển của công nghệ, nhiều loại camera siêu nhỏ có khả năng quay lén, nghe lén đã ra đời, mang đến nguy cơ sử dụng vào mục đích không chính đáng. Do đó, việc nhập khẩu camera cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật để đảm bảo an ninh và an toàn.

1. Quy định về camera siêu nhỏ

Quy định về camera siêu nhỏ

Các loại camera siêu nhỏ, có khả năng hoạt động độc lập mà không cần kết nối với thiết bị khác đều thuộc diện quản lý chặt chẽ. Những sản phẩm này bắt buộc phải xin giấy phép quản lý chuyên ngành do Bộ Công An cấp trước khi được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

2. Cấm nhập khẩu camera đã qua sử dụng

Theo các văn bản pháp luật hiện hành, camera giám sát đã qua sử dụng là mặt hàng bị cấm nhập khẩu. Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sản phẩm để tránh vi phạm quy định, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

3. Quy định về camera tích hợp chức năng thu phát sóng

camera tích hợp chức năng thu phát sóng

Các loại camera có tích hợp chức năng thu phát sóng (Wi-Fi, Bluetooth…) thuộc danh mục sản phẩm cần thực hiện:

  • Kiểm tra chất lượng
  • Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Những yêu cầu này được quy định trong Danh mục sản phẩm hàng hóa chuyên ngành CNTT&TT. Doanh nghiệp có thể liên hệ các đơn vị vận chuyển hoặc dịch vụ logistics chuyên nghiệp để được hỗ trợ làm thủ tục đo kiểm và chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông.

⇒ Đọc thêm:  Tư vấn quy trình làm thủ tục hợp quy của mặt hàng viễn thông tại Mison Trans

4. Quy định dán nhãn sản phẩm

Đối với camera giám sát nhập khẩu, nhãn sản phẩm là yếu tố bắt buộc phải tuân thủ. Theo quy định hiện hành, nhãn hàng hóa phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên đầy đủ của sản phẩm
  • Tên tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm về lô hàng
  • Xuất xứ của lô hàng
  • Các nội dung phản ánh tính chất của sản phẩm

Doanh nghiệp cần đảm bảo các thông tin trên nhãn đúng và đủ theo quy định để tránh bị xử phạt hoặc chậm trễ trong quá trình thông quan.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ logistics trọn gói của Mison Trans

Với kinh nghiệm hơn 11 năm trong lĩnh vực logistics, Mison Trans tự hào mang đến cho khách hàng:

  • Dịch vụ tư vấn thủ tục nhập khẩu chuyên sâu.
  • Đội ngũ nhân viên hỗ trợ thông quan nhanh chóng.
  • Giải pháp vận chuyển an toàn, tối ưu chi phí.

Chúng tôi cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình nhập khẩu và phân phối camera giám sát tại Việt Nam.

Để được tư vấn và hỗ trợ về thủ tục nhập khẩu camera giám sát, hãy liên hệ với Mison Trans qua:

MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

  • Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 63 63 48
  • Email: st1@misontrans.com