Bình giữ nhiệt là sản phẩm tiêu dùng phổ biến, được nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc… để phục vụ nhu cầu cá nhân, văn phòng, học sinh và quà tặng Doanh Nghiệp. Vậy khi làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt, Doanh Nghiệp cần lưu ý những gì? Mã HS nào áp dụng? Thuế VAT bình giữ nhiệt?
Bài viết dưới đây, Mison Trans sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho Quý Doanh Nghiệp tham khảo và hiểu rõ về các chính sách để nhập khẩu bình giữ nhiệt được thuận lợi nhất với chi phí thấp nhất.
Các chính sách khi làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt (Cập nhật mới nhất)
Bình giữ nhiệt là mặt hàng được nhập khẩu phổ biến từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… Việc nhập khẩu bình giữ nhiệt hiện được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý sau:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC (về thủ tục hải quan)
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP (về quản lý ngoại thương)
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP (về an toàn thực phẩm)
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP (về nhãn hàng hóa)
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan)
- Thông tư 28/2021/TT-BYT (quy định danh mục sản phẩm thuộc diện kiểm tra ATTP)
Lưu ý:
- Bình giữ nhiệt mới 100% được phép nhập khẩu bình thường, không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu.
- Bình giữ nhiệt đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu nếu không có giấy phép nhập phế liệu.
- Sản phẩm làm từ chất liệu không phải nhựa hoặc cao su (như inox, kim loại, thủy tinh) không bắt buộc kiểm tra an toàn thực phẩm.
- Hàng nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt, ghi rõ: Tên hàng hóa, xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng và thông tin nhà nhập khẩu.
- Trường hợp sản phẩm có in logo hoặc hình ảnh của các thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bản quyền quốc tế, Doanh Nghiệp phải có giấy ủy quyền hoặc văn bản chấp thuận từ chủ sở hữu thương hiệu. Nếu không có, hàng hóa có thể bị tạm giữ hoặc xử lý do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Việc nắm rõ chính sách sẽ giúp Doanh Nghiệp chuẩn bị hồ sơ chính xác, tránh sai sót và rủi ro trong quá trình thông quan.
HS code bình giữ nhiệt – Mã hs cốc giữ nhiệt
Khi làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt, việc xác định đúng mã HS (Harmonized System Code) là yếu tố quan trọng giúp Doanh Nghiệp kê khai thuế chính xác, tránh rủi ro sai mã dẫn đến chậm thông quan hoặc truy thu thuế.
Theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, bình giữ nhiệt được phân loại vào nhóm 9617 – nhóm dành cho các loại phích chân không và bình chân không có vỏ.
Mã HS | Mô tả hàng hóa | Ý nghĩa |
9617 | Phích chân không và các loại bình chân không khác, hoàn chỉnh có kèm vỏ, bộ phận của chúng trừ ruột thủy tinh | Nhóm hàng chung cho các sản phẩm giữ nhiệt như bình, ly, cốc chân không |
96170010 | Phích chân không và các loại bình chân không khác, hoàn chỉnh có kèm theo vỏ | Mã áp dụng cụ thể cho bình giữ nhiệt nguyên chiếc (có vỏ ngoài đầy đủ) |
Lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt:
Mã hs cốc giữ nhiệt nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc xác định chính xác mã HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất liệu sản phẩm, cấu tạo, tính năng sử dụng, mục đích nhập khẩu, và có thể thay đổi tùy theo từng lô hàng cụ thể.
Do đó, để tránh rủi ro về thuế và chậm thông quan, Doanh Nghiệp nên chuẩn bị catalog kỹ thuật, hình ảnh chi tiết hoặc xin trước mã HS tại cơ quan hải quan nếu chưa chắc chắn.
Bình giữ nhiệt thuế suất bao nhiêu? VAT bình giữ nhiệt theo HS Code 96170010
1. Bình giữ nhiệt thuế suất bao nhiêu?
Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất (cập nhật ngày 08/02/2022), mã HS 96170010 (áp dụng cho bình giữ nhiệt hoàn chỉnh, có vỏ) có mức thuế như sau:
Bình giữ nhiệt thuế suất bao nhiêu? | Mức thuế | Đối tượng áp dụng |
Thuế nhập khẩu thông thường | 45% | Doanh Nghiệp nhập khẩu từ các nước ngoài khối WTO |
Thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) | 30% | Các nước trong khối WTO |
Thuế giá trị gia tăng (VAT) | 8% | Áp dụng chung với tất cả hàng hóa nhập khẩu |
2. Bình giữ nhiệt có được giảm thuế GTGT không?
Tuy nhiên, Doanh Nghiệp có thể được giảm thuế nhập khẩu nếu cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phù hợp từ các nước hoặc khu vực có hiệp định thương mại với Việt Nam:
Quốc gia / Khu vực | Loại C/O áp dụng | Thuế nhập khẩu sau ưu đãi |
Trung Quốc | Mẫu E | 0% |
ASEAN (Đông Nam Á) | Mẫu D | 0% |
Hàn Quốc | Mẫu AK | 5% |
Liên minh Châu Âu | Form EVFTA | 7,5% |
>>> Mison Trans cung cấp: Dịch Vụ Xác Nhận Không Nợ Thuế Hải Quan
3. Cách tính VAT bình giữ nhiệt
Khi nhập khẩu bình giữ nhiệt, Doanh Nghiệp cần nộp 2 loại thuế chính:
- Thuế nhập khẩu
- Công thức: Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF × Thuế suất nhập khẩu
- Thuế suất thông thường:
- 30% (nước trong khối WTO)
- 0% nếu có C/O Form E (Trung Quốc), Form D (ASEAN)
- Thuế giá trị gia tăng (VAT)
- Công thức: VAT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) × 8%
Ví dụ:
- CIF: 100 triệu
- Thuế nhập khẩu (30%): 30 triệu
- VAT: (100 + 30) x 8% = 10,4 triệu
>>> Tổng thuế: 40,4 triệu đồng
Lưu ý: Nếu có C/O hợp lệ từ ASEAN hoặc Trung Quốc, thuế nhập khẩu = 0%, chỉ cần nộp VAT.
Hồ sơ cần có để làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt
Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ là bước quan trọng để quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng. Căn cứ theo Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC, bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt bao gồm:
1. Các chứng từ cơ bản cần có để làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Danh sách đóng gói (Packing List)
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O) – nếu có
- Catalog, hình ảnh sản phẩm – nếu có
2. Lưu ý quan trọng về các thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt
- Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại và vận đơn là 3 chứng từ quan trọng nhất và bắt buộc phải có trong mọi lô hàng.
- Chứng nhận xuất xứ (C/O) không bắt buộc, nhưng rất cần thiết nếu Doanh Nghiệp muốn hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu. Vì vậy, nên thương lượng với nhà cung cấp để được cấp C/O phù hợp (ví dụ: Form E, Form D…).
- Các tài liệu khác như catalog hoặc hình ảnh sản phẩm sẽ bổ sung khi có yêu cầu từ phía hải quan (trong trường hợp cần xác định mã HS hoặc kiểm tra chi tiết hàng hóa).
Nếu Quý Doanh Nghiệp chưa nắm rõ cách chuẩn bị hồ sơ hoặc cần hỗ trợ thủ tục hải quan, vui lòng liên hệ qua hotline hoặc email của Mison Trans để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.
Thủ tục tự công bố, kiểm nghiệm và khai báo hải quan bình giữ nhiệt
Bước 1: Nhập mẫu kiểm nghiệm
- Nhập mẫu sản phẩm về để kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm (QCVN).
- Chuẩn bị: Tên chất liệu, thành phần tiếp xúc thực phẩm, tên hàng, nhà sản xuất.
- Sau 7–10 ngày sẽ có: Phiếu kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm.
Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng Nhà Nước
- Khi hàng về, đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan chức năng.
- Nộp giấy xác nhận đã đăng ký cho hải quan để được mang hàng về kho chờ kiểm.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan
Hồ sơ gồm:
- Vận đơn (Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Packing List
- Hợp đồng thương mại
- Tự công bố + phiếu kiểm nghiệm (bản sao y)
Bước 4: Kiểm tra chất lượng & thông quan
- Mang mẫu đi kiểm tra chất lượng lô hàng.
- Nộp kết quả đạt cho hải quan để được thông quan.
Lưu ý về nhãn hàng hóa
Sản phẩm cần có nhãn phụ tiếng Việt ghi rõ:
- Tên hàng hóa, nhãn hiệu
- Tên nhà sản xuất, nhà nhập khẩu
- Xuất xứ, dung tích
- Số tự công bố sản phẩm (nếu có)
Quy trình thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt – Hướng dẫn chi tiết dễ hiểu
Nhập khẩu bình giữ nhiệt cần tuân theo các quy định hải quan hiện hành, đặc biệt là Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung. Để quá trình diễn ra thuận lợi, Doanh Nghiệp cần nắm vững quy trình và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo các bước dưới đây.
Bước 1: Khai báo hải quan
Trước tiên, Doanh Nghiệp cần xác định chính xác mã HS của bình giữ nhiệt để đảm bảo áp dụng đúng mức thuế và chính sách nhập khẩu. Sau đó, tiến hành khai báo thông tin lô hàng trên phần mềm hải quan điện tử (Ecus5).
Giai đoạn này đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác, vì chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây chậm trễ hoặc phát sinh chi phí không mong muốn. Nếu chưa quen với việc khai báo, Doanh Nghiệp có thể sử dụng dịch vụ đại lý hải quan để hỗ trợ.
>> Xem bảng giá khai báo hải quan tai Mison Trans ở đây: https://misontrans.com/dich-vu-khai-hai-quan-tron-goi/
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai báo xong, hệ thống hải quan sẽ phản hồi kết quả phân luồng tờ khai:
- Luồng xanh: Hàng hóa được thông quan ngay mà không cần kiểm tra.
- Luồng vàng: Hải quan kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ thông quan.
- Luồng đỏ: Kiểm tra cả hồ sơ và thực tế hàng hóa.
>>> Doanh Nghiệp cần mở tờ khai trong vòng 15 ngày kể từ khi khai báo. Nếu quá thời hạn mà chưa mở tờ khai, hệ thống sẽ hủy tờ khai và Doanh Nghiệp có thể bị phạt.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Nếu hồ sơ hợp lệ, hải quan sẽ duyệt thông quan và Doanh Nghiệp tiến hành nộp thuế nhập khẩu. Ở một số trường hợp, lô hàng có thể được giải phóng để vận chuyển về kho bảo quản trước khi hoàn tất thủ tục.
Nếu hàng thuộc diện kiểm tra thực tế (luồng đỏ), Doanh Nghiệp cần xuất trình thêm tài liệu hoặc mẫu hàng để cơ quan hải quan đối chiếu trước khi thông quan.
Bước 4: Nhận hàng và bảo quản
Sau khi thông quan thành công, Doanh Nghiệp cần làm thủ tục thanh lý tờ khai, xuất trình lệnh giao hàng, bố trí phương tiện vận chuyển và đưa hàng về kho.
Việc kiểm tra hàng hóa ngay khi nhận giúp phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh như sai số lượng, hư hỏng hoặc nhầm lẫn chủng loại, tránh ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh.
Hoàn thành các bước trên đồng nghĩa với việc lô hàng đã chính thức nhập khẩu hợp pháp và sẵn sàng phân phối ra thị trường. Để đảm bảo mọi thứ diễn ra thuận lợi, Doanh Nghiệp nên hợp tác với đơn vị logistics và hải quan chuyên nghiệp ngay từ đầu.
Một số lưu ý về quy định nhãn mác khi nhập khẩu bình giữ nhiệt
Nhãn mác không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn giúp cơ quan chức năng quản lý hàng hóa dễ dàng hơn. Đặc biệt, từ khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP có hiệu lực, việc kiểm tra nhãn mác càng trở nên nghiêm ngặt. Một nhãn hàng đầy đủ thông tin sẽ giúp quá trình thông quan thuận lợi và tạo sự minh bạch về nguồn gốc sản phẩm.
1. Nội dung nhãn mác cần có
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải thể hiện các thông tin sau:
- Thông tin nhà xuất khẩu: Tên công ty, địa chỉ.
- Thông tin nhà nhập khẩu: Tên công ty, địa chỉ.
- Tên và thông tin sản phẩm: Ghi rõ loại hàng, đặc điểm nổi bật.
- Xuất xứ hàng hóa: Quốc gia sản xuất.
Các nội dung trên có thể sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác kèm theo bản dịch.
2. Vị trí dán nhãn
Nhãn mác cần được dán ở vị trí dễ nhìn trên bao bì sản phẩm hoặc thùng carton, kiện gỗ. Điều này giúp quá trình kiểm hóa diễn ra nhanh chóng, tránh rắc rối khi thông quan.
Việc tuân thủ đầy đủ quy định về nhãn mác không chỉ giúp hàng hóa được thông quan thuận lợi mà còn bảo vệ quyền lợi của Doanh Nghiệp và người tiêu dùng.
>> Xem thêm một số bài viết khác liên quan:
Mison Trans – Đơn vị cung cấp cước vận chuyển và dịch vụ hải quan chuyên nghiệp
Mison Trans tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và dịch vụ hải quan chuyên nghiệp, giúp Doanh Nghiệp tối ưu chi phí, thời gian và đảm bảo hàng hóa thông quan nhanh chóng.
Lợi thế khi lựa chọn Mison Trans
- Cước vận chuyển cạnh tranh: Hợp tác với nhiều hãng tàu lớn, Mison Trans mang đến mức giá tốt nhất cho khách hàng.
- Thủ tục hải quan nhanh chóng: Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ khai báo hải quan chính xác, đúng quy trình.
- Dịch vụ trọn gói: Bao gồm vận tải biển, vận chuyển hàng không, khai báo hải quan, kiểm định chất lượng, giao hàng tận nơi.
- Hỗ trợ tận tình: Tư vấn miễn phí về quy trình nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định pháp lý liên quan.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực logistics, Mison Trans cam kết mang đến giải pháp vận chuyển tối ưu, giúp Doanh Nghiệp an tâm mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ quy trình thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt, từ mã HS, chính sách nhập khẩu đến thuế suất. Hy vọng bài viết giúp Doanh Nghiệp hiểu rõ thủ tục và giảm thiểu rủi ro khi nhập khẩu.
Để cập nhật thông tin về xuất nhập khẩu, giá cước và lịch tàu, hãy liên hệ ngay đến Mison Trans để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.