1900 636348

Hướng Dẫn Cách Tính Cước Hàng Air Chi Tiết, Dễ Hiểu Nhất

Công ty tôi đang chuẩn bị nhập một lô hàng bằng đường hàng không, nhưng tôi không biết cách tính cước hàng Air như nào để chuẩn bị ngân sách dự trù. Mison Trans có thể hướng dẫn giúp tôi phần này nhé.

>>> Vận chuyển khó, đã có Mison Trans lo, bài viết về hướng dẫn cách tính cước vận chuyển hàng không dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ nỗi băn khoăn của Quý Khách.

Tổng quan về cước vận chuyển hàng không

Tổng quan về cước vận chuyển hàng không

Cước vận chuyển hàng Air là khoản chi phí mà chủ hàng cần thanh toán cho công ty dịch vụ để vận chuyển lô hàng từ sân bay khởi hành đến sân bay đích. Mức cước này được áp dụng dựa trên biểu cước hàng hóa có hiệu lực vào ngày phát hành vận đơn, đảm bảo tính minh bạch và chính xác cho cả hai bên trong quá trình giao dịch.

Cước vận chuyển hàng không thường cao hơn so với đường biển, nhưng lại có ưu thế về thời gian và mức độ an toàn. Do đó, dịch vụ này thường được sử dụng cho những loại hàng hóa có giá trị cao hoặc cần chuyển phát nhanh.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến cách tính cước vận chuyển hàng không bao gồm:

  • Khối lượng thực tế (Actual Weight)
  • Trọng lượng thể tích (Volume Weight)
  • Loại hàng hóa
  • Địa điểm gửi và điểm đến

Cách tính cước hàng Air chi tiết vô cùng đơn giản dễ hiểu

Cách tính cước hàng Air chi tiết vô cùng đơn giản dễ hiểu

Cách tính cước vận chuyển hàng không được quy định theo các biểu cước thống nhất. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã ban hành quy tắc và phương pháp tính cước trong biểu cước TACT (The Air Cargo Tariff), áp dụng trên toàn cầu.

Công thức tính cước phí hàng không như sau:

Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

>>> Qua công thức này, có thể thấy để xác định chính xác số tiền cước cho mỗi lô hàng, bạn cần chú ý đến hai yếu tố chính: Đơn giá cước và khối lượng tính cước.

1. Đơn giá cước (rate)

Đơn giá cước là mức phí bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (ví dụ: 15 USD/kg). Các hãng vận chuyển thường cung cấp bảng giá cước dựa trên từng mức khối lượng hàng hóa.

Bảng giá cước này thường chia theo các khoảng khối lượng khác nhau, ví dụ như:

  • Dưới 45 kg
  • Từ 45 kg đến dưới 100 kg
  • Từ 100 kg đến dưới 250 kg
  • Từ 250 kg đến dưới 500 kg
  • Từ 500 kg đến dưới 1000 kg

Cách viết tắt phổ biến cho các mức khối lượng này thường là: -45, +45, +100, +250, +500 kg, nhờ đó, giúp người gửi hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn mức cước phù hợp.

Đơn giá cước (rate)

Ví dụ chẳng hạn như báo giá dưới đây:

AOL AOD AIRLINE +45K +100K +300K +500KG  +1000K

+2000K

Routing FREQ T/T
SZX/CAN HAN CX 2.6 2.53 2.37 2.37 2.22 2.22 SZX/CAN-HKG-HAN DAY2/3/4/5/6/7 2 days


>>> Dựa theo bảng trên có thể thấy giá cước vận chuyển từ Sân Bay Quốc Tế Bảo An Thâm Quyến (SZX) đến Sân bay Quốc Tế Nội Bài (HAN) là 2.6usd/kg với số lượng hàng < 45kg

2. Khối lượng tính cước (Chargeable Weight) trong vận chuyển hàng không

Khối lượng tính cước, hay Chargeable Weight, là yếu tố quan trọng trong việc xác định cước phí vận chuyển hàng không. Cước phí sẽ được tính dựa trên khối lượng thực tế hoặc khối lượng thể tích của lô hàng, tùy theo giá trị nào lớn hơn.

Cụ thể:

Khối lượng thực tế (Actual Weight): Đây là trọng lượng thực của lô hàng, ví dụ lô hàng nặng 100kg.

Khối lượng thể tích (Volume/Volumetric/Dimensional Weight): Đây là khối lượng được quy đổi từ thể tích của lô hàng, tính theo công thức do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) quy định.

Công thức tính khối lượng thể tích:

Đối với hàng không thường:

Đối với hàng không thường

Khối lượng thể tích = (Dài x Rộng x Cao) ÷ 6000 (Đơn vị: cm)

Hoặc: (Dài x Rộng x Cao) x 167 (Đơn vị: m)

Ví dụ 1 về – Khối lượng thực tế lớn hơn khối lượng thể tích

Công ty bạn muốn nhập khẩu lô hàng gồm 2 kiện, mỗi kiện nặng 50kg và có kích thước 50 x 40 x 40 (cm). Cách tính như sau:

  • Khối lượng thực tế (Actual Weight – AW): 2 x 50 = 100kg
  • Khối lượng thể tích (Dimensional Weight – DW): 2 x (50 x 40 x 40) ÷ 6000 = 26.67kg

Vì khối lượng thực tế lớn hơn khối lượng thể tích, nên khối lượng tính cước sẽ là 100kg.

Ví dụ 2 về – Khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng thể tích

Công ty bạn cần vận chuyển 5 thùng hàng, mỗi thùng nặng 20kg và kích thước là 70 x 50 x 60 (cm). Tính như sau:

  • Khối lượng thực tế (AW): 5 x 20 = 100 kg
  • Khối lượng thể tích (DW): 5 x (70 x 50 x 60) ÷ 6000 = 175kg

Do khối lượng thể tích lớn hơn khối lượng thực tế, nên khối lượng tính cước sẽ là 175kg.

Nếu lô hàng có nhiều kiện với kích thước khác nhau, bạn cần tính khối lượng thể tích từng kiện, sau đó cộng tổng lại và chia cho 6000 để xác định khối lượng thể tích (DW).

Đối với hàng chuyển phát nhanh qua TNT, DHL, FedEx, UPS:

Cách Tính Cước Hàng Air

Khối lượng thể tích = (Dài x Rộng x Cao) ÷ 5000 (Đơn vị: cm)

Hoặc: (Dài x Rộng x Cao) x 200 (Đơn vị: m)

Việc sử dụng công thức khối lượng thể tích giúp các hãng vận chuyển đảm bảo tính công bằng trong việc tính cước cho hàng hóa cồng kềnh, nhẹ, chiếm nhiều diện tích trên máy bay.

Ví dụ 3 về : – Đối với hàng chuyển phát nhanh

Cùng trong ví dụ 2, nếu sử dụng công thức tính khối lượng thể tích của DHL, kết quả sẽ thay đổi đáng kể. Cụ thể, cách tính sẽ là:

  • Khối lượng thể tích (DW): 5 x (70 x 50 x 60) ÷ 5000 = 210kg

So với kết quả 175kg theo cách tính thông thường, khối lượng thể tích theo công thức của DHL đã tăng lên thành 210kg. Điều này đồng nghĩa với việc DHL sẽ tính cước dựa trên khối lượng 210kg, thay vì 175kg. Kết quả là bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho lô hàng của mình.

DHL sử dụng công thức riêng để tính khối lượng thể tích nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho các lô hàng có kích thước lớn nhưng khối lượng thực tế nhỏ.

>>> Tìm hiểu thêm về: Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Từ Trung Quốc Về Hà Nội Bằng Đường Air

Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính cước hàng Air

Ngoài trọng lượng, cách tính giá cước hàng Air còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:

Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính cước hàng Air

1. Loại hàng hóa

Một số loại hàng hóa yêu cầu điều kiện vận chuyển đặc biệt như hàng dễ vỡ, hàng nguy hiểm, hàng tươi sống. Những loại hàng này thường có mức phí vận chuyển cao hơn do yêu cầu về bảo quản và an toàn.

2. Khoảng cách vận chuyển

Khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm đến cũng ảnh hưởng lớn đến cước phí. Vận chuyển quốc tế qua các khu vực có quy định phức tạp hoặc xa xôi có thể khiến chi phí tăng.

3. Cách tính cước hàng Air sẽ có phát sinh thêm phụ phí (Surcharges)

Ngoài cước phí chính, còn có các loại phụ phí như:

  • Phụ phí nhiên liệu (Fuel Surcharge)
  • Phí bảo hiểm (Insurance Fee)
  • Phí xử lý tại sân bay (Airport Handling Fee)

Những phụ phí này có thể được tính dựa trên trọng lượng hoặc là mức phí cố định.

>>> Bạn đang cần tìm hiểu về: Các loại phụ phí trong vận tải đường hàng không

Cách Tính Cước Hàng Air

Khi vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, ngoài cước phí hàng không, chủ hàng còn phải thanh toán một số khoản phí khác như phí DO, phí xử lý (handling), và lệ phí sân bay. Ngoài ra, cước phí cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tính chất của lô hàng, bao gồm độ cấp bách, loại hàng hóa (hàng thông thường, hàng đặc biệt, hàng nguy hiểm…)

Mison Trans hy vọng nội dung trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng về cách tính giá cước hàng Air, giúp bạn giải quyết những băn khoăn về các khoản chi phí liên quan. Nếu bạn cần thêm hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với Mison qua Hotline nhé!

Hãy liên hệ với Mison Trans qua thông tin bên dưới nếu bạn cần tư vấn thêm về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, mã HS, cước phí vận chuyển đường hàng không, đường biển, đường bộ và các dịch vụ logistics khác.