Để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận một cách an toàn và nguyên vẹn, công đoạn đóng gói đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một kiện hàng được đóng gói cẩn thận sẽ giúp bảo vệ hàng hóa khỏi những tác động của môi trường như ẩm ướt, va đập, nhiệt độ…
Bài viết này của Mison Trans sẽ hướng dẫn bạn cách đóng gói hàng hóa để vận chuyển bằng đường biển sao cho an toàn nhất.
Quy định đóng gói hàng hóa trong vận chuyển quốc tế
Đóng gói hàng hóa trong vận chuyển quốc tế phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo hàng hóa được bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài trong suốt quá trình vận chuyển. Dưới đây là những quy định quan trọng:
1. Quy định về thông tin hàng hóa
Mọi hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu cần phải có thông tin chi tiết, bao gồm:
- Loại hàng: Cần ghi rõ tên và loại sản phẩm.
- Số lượng: Cần xác định rõ số kiện hàng trong một lô hàng.
- Trọng lượng: Phải cung cấp trọng lượng chính xác cho từng kiện hàng.
Đặc biệt, đối với hàng hóa nguy hiểm, cần có các nhãn hiệu chuyên biệt để dễ dàng nhận biết.
Mỗi kiện hàng cũng cần được dán nhãn hàng hóa đầy đủ và có phiếu đóng gói đặt trên cùng một mặt phẳng để tiện cho việc kiểm tra.
→ Xem chi tiết quy định về nhãn hàng hóa nhập khẩu
2. Quy định về kích thước và trọng lượng hàng hóa
Khi đóng gói hàng hóa gửi đi quốc tế, các bên liên quan cần phải tuân theo quy định về kích thước và trọng lượng tối đa cho phép.
Mỗi loại hàng hóa sẽ có những tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến trọng lượng và kích thước, vì vậy các đơn vị đóng gói cần tìm hiểu kỹ để tránh gặp rắc rối trong quá trình xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, việc đóng gói đúng kích thước và trọng lượng không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa mà còn tiết kiệm chi phí vận chuyển.
3. Quy định về địa chỉ, thương hiệu và xuất xứ của kiện hàng
Khi đóng gói hàng hóa, việc dán nhãn rõ ràng về thương hiệu, xuất xứ và địa chỉ người nhận là rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng hóa không bị gửi sai hoặc thất lạc. Để việc nhận diện và xử lý hàng hóa diễn ra thuận lợi, bạn cần chú ý những điểm sau:
- Dán nhãn thương hiệu và xuất xứ: Ghi rõ thương hiệu sản phẩm và nơi sản xuất trên nhãn.
- Địa chỉ người nhận: Đảm bảo thông tin cần thiết như tên, địa chỉ và số điện thoại của người nhận được ghi rõ ràng.
Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế
1. Hàng điện tử
Đối với các sản phẩm điện tử như máy tính xách tay, máy in, điện thoại và màn hình, cần sử dụng các vật liệu đệm như mút, xốp, bọt mềm…
Những tấm đệm này, thường được làm từ polyetylen (PE), polyurethane (PU) và polypropylen (PP), giúp bảo vệ hàng hóa dễ vỡ khỏi va chạm trong quá trình vận chuyển. Chúng được thiết kế đặc biệt để phù hợp với kích thước và trọng lượng của từng sản phẩm, giữ cho hàng hóa an toàn trong suốt chuyến đi.
2. Hàng dễ vỡ
Khi đóng gói những sản phẩm dễ vỡ, nên sử dụng tấm bọt khí để quấn xung quanh sản phẩm. Các túi bọt khí này có tác dụng giảm chấn, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi va đập.
Nên kết hợp với giấy chuyên dụng để tránh hư hỏng do va chạm và giữ cho sản phẩm ổn định bên trong thùng, ngăn không cho chúng di chuyển khi thùng bị lắc.
3. Chai lọ chứa chất lỏng
Các chai và lọ chứa chất lỏng cần được niêm phong kỹ để ngăn chặn rò rỉ. Nếu có nhiều chai trong một thùng, cần phải sử dụng vách ngăn hoặc vật liệu đệm có độ đàn hồi để giữ cho chúng không xê dịch. Những vật liệu này có thể là tấm bọt khí, mút, xốp hoặc hạt nở.
4. Vật phẩm cuộn tròn
Đối với các sản phẩm như tranh hoặc bản đồ, nên cuộn lại và đặt vào ống nhựa hoặc bọc bằng giấy dai. Sau đó, cho vào hộp giấy để bảo vệ.
5. Bao bì thực phẩm
Bao bì thực phẩm là các vật chứa giúp bảo quản thực phẩm dưới dạng đơn vị nhỏ để bán. Bao bì có thể có nhiều lớp và có các hình thức khác nhau:
- Bao bì kín: Ngăn không cho môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến thực phẩm, duy trì chất lượng trong thời gian bảo quản.
- Bao bì hở: Gói các loại rau, quả tươi sống hoặc thực phẩm không bảo quản lâu, phục vụ ngay.
- Bao bì bọc bên ngoài: Tạo thành khối để dễ dàng vận chuyển và lưu kho.
Cách đóng gói hàng hóa để vận chuyển bằng đường biển
Mỗi loại hàng hóa sẽ có phương pháp đóng gói riêng để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
Thông thường, hàng hóa được đóng vào bao bì thương phẩm, sau đó gom vào các thùng carton và xếp lên container theo vị trí đã đặt trước cho việc xuất hoặc nhập hàng.
Tuy nhiên, với phương thức vận chuyển đường biển, Mison Trans thường khuyên các khách hàng đóng gói tất cả các kiện hàng như carton, cuộn, thùng vào pallet, đặc biệt là cho các đơn hàng nhiều kiện nhỏ.
Đối với máy móc và thiết bị lớn, các kiện hàng nên được đóng trong thùng gỗ hoặc thùng kim loại. Điều này giúp giảm thiểu hư hỏng, móc méo và thất lạc hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Và cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin:
- Loại hàng, số lượng hàng đóng gói, trọng lượng chính xác của từng kiện hàng.
- Mỗi một kiện hàng đều phải có dán đầy đủ tem nhãn cùng với phiếu đóng gói hàng trên cùng một mặt phẳng để thuận tiện cho việc kiểm tra.
- Cần có tem nhãn nhãn ký hiệu chuyên ngành để nhận biết và đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn, đối với các mặt hàng nguy hiểm.
Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách đóng gói hàng hóa để vận chuyển bằng đường biển. Việc tuân thủ các quy trình đóng gói đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ hàng hóa của mình một cách tốt nhất và đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi.
Ngoài việc đóng gói cẩn thận, bạn cũng nên lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín để đảm bảo hàng hóa được giao đúng hẹn và an toàn.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp đến Mison Trans qua hotline 1900 636348 hoặc email st1@misontrans.com để được tư vấn ngay nhé!