1900 636348

Cơ hội việc làm nào cho ngành Logistics và xuất nhập khẩu?

Việc làm ngành xuất nhập khẩu và logistics đang là chủ đề đang rất được quan tâm của các bạn sinh viên đang chuẩn bị học và sắp ra trường. Trước khi xem xét về cơ hội việc làm trong ngành, mức lương…, bạn phải tìm hiểu trước về nhu cầu lao động trong ngành Logistics và xuất nhập khẩu như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này, hãy cùng Mison Trans tìm hiểu quả bài viết dưới đây ngay nhé!

Tìm hiểu nhu cầu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới

Nhu cầu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới

Kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng tích cực và sâu rộng vào kinh tế thế giới. Biểu hiện là tính đến tháng 01/2022, Việt Nam đã tham gia vào 15 hiệp định FTA (trong đó có 3 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA)) và đang đàm phán thêm 17 FTAs.

Chính vì sự chủ động và tích cực tham gia vào các hiệp định FTA đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, góp phần giúp cho các lĩnh vực khác giảm thiểu được chi phí và phát triển tốt hơn như Logistics, công nghiệp…

Đi cùng với sự phát triển của xuất nhập khẩu là nhu cầu nhân lực trong ngành cũng không ngừng gia tăng. Theo Báo cáo Logistics của Bộ Công Thương, đến năm 2020, có 30 trên tổng số 286 trường đại học tuyển sinh và đào tạo chuyên ngành này, với khoảng 3000 chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, có một thực tế là nhu cầu tuyển dụng của ngành XNK và Logistics cao nhưng nhân sự đáp ứng lại rất thấp.

các công việc trong ngành Logistics và Xuất nhập khẩu

Theo Forbes Vietnam, đến năm 2030, nhu cầu nhân lực của ngành Logistics Việt Nam lên đến 2,2 triệu lao động với hơn 30.000 doanh nghiệp Logistics đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, số lượng nhân sự hiện tại của ngành này chỉ đáp ứng được 40%, trong đó 10% nhân lực được đào tạo bài bản.

Có thể thấy, lĩnh vực Logistics và Xuất nhập khẩu vẫn rất tiềm năng và hấp dẫn. Các công việc trong ngành cũng rất đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Sau đây là những công việc trong ngành Logistics và Xuất nhập khẩu:

Các công việc ngành Logistics

Việc làm ngành Logistics

1. Nhân viên kho (Warehouse staff)

  • Điều phối phương tiện.
  • Đóng rút hàng hóa.
  • Sắp xếp kho.
  • Đóng gói hàng hóa.
  • Kiểm tra và theo dõi tồn kho.
  • Đảm bảo hàng hóa được sắp xếp đúng nơi, đúng quy định và đảm bảo an toàn.
  • Thực hiện rút hàng, nhập hàng nhập khẩu khi hàng hóa đã thông quan.
  • Đóng gói hàng giao cho nhân viên giao hàng nội bộ và đơn vị vận chuyển theo đúng tiêu chuẩn giao nhận.
  • Kiểm kê và theo dõi tồn kho.

Tính cách phù hợp: Có khả năng phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch và chủ động trong công việc, sự cẩn thận, chi tiết.

2. Sales Logistics

Sales các thể loại: Cước, dịch vụ giao nhận, trucking, kho bãi, oversea…:

  • Tìm kiếm KH, thuyết phục KH sử dụng dịch vụ của công ty.
  • Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng cách giữ liên lạc thường xuyên, cập nhật chính sách, ưu đãi mới…
  • Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng.

Tính cách phù hợp: Hướng ngoại, thích kinh doanh, giao tiếp tốt, kiên nhẫn và tinh tế.

3. Nhân viên chứng từ

  • Soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, lệnh giao hàng, giấy báo hàng đến…
  • Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, các công văn, tờ trình cho các bên liên quan…
  • Liên hệ với khách hàng, và hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa. 
  • Lưu trữ hồ sơ, chứng từ.

Tính cách phù hợp: Xu hướng hướng nội, thích làm việc với hồ sơ giấy tờ, tính cách tỉ mỉ, chi tiết và cẩn thận.

4. Nhân viên giao nhận/ hiện trường

  • Lấy D/O, giấy ủy quyền tại hãng tàu, đại lý.
  • Thu xếp, điều động phương tiện hỗ trợ việc vận chuyển.
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan, làm việc với hải quan để thông quan lô hàng nhanh nhanh nhất, không phát sinh chi phí.

Tính cách phù hợp: Nhanh nhẹn, kỹ năng giải quyết vấn đề, kiên nhẫn, làm việc độc lập và nhóm tốt. Đặc thù của công việc sẽ chạy ngoài nên thường nam nhân sự sẽ đảm nhận vị trí này.

5. Nhân viên Pricing/ Thu mua

  • Quản lý giá mua cước vận chuyển đầu vào cho mỗi lô hàng.
  • Xây dựng, mở rộng và duy trì mối quan hệ với hãng tàu/ hãng air/ đại lý.
  • Hỗ trợ sales, CS về các nghiệp vụ liên quan.

Tính cách phù hợp: Xu hướng hướng ngoại, tỉ mỉ, cẩn thận; có khả năng đàm phán và giải quyết vấn đề.

Có thế bạn quan tâm: Phân biệt Logistics và xuất nhập khẩu

Việc làm ngành xuất nhập khẩu

Việc làm ngành xuất nhập khẩu

1. Nhân viên kinh doanh xuất khẩu (Sales Export)

  • Tìm kiếm KH quốc tế để bán sản phẩm của công ty.
  • Chốt đơn hàng.
  • Theo dõi việc mở thanh toán quốc tế, tiến độ sản xuất và giao hàng. Tính cách phù hợp: giỏi giao tiếp, đàm phán, thuyết phục và tốt ngoại ngữ.

2. Nhân viên thu mua (Purchasing staff)

  • Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp.
  • Kết hợp với bộ phận khác cập nhật tình hình bán hàng để lên kế hoạch thu mua, đặt hàng mới từ nhà cung cấp đúng tiến độ.
  • Tham gia hỗ trợ/trực tiếp triển khai việc chuẩn bị triển khai thông quan hàng hóa và vận chuyển hàng hóa.

Tính cách phù hợp: Công việc cơ bản của nhân viên thu mua là mua được hàng hóa với chất lượng và giá cả phù hợp, nên cần sự tinh tế, nhanh nhẹn, đàm phán tốt. Và thường phù hợp với nữ hơn.

3. Nhân viên Phòng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng

  • Nhận các chứng từ và/hoặc hồ sơ yêu cầu dịch vụ thanh toán quốc tế từ khách hàng.
  • Kiểm tra, hạch toán các khoản thanh toán L/C, xuất L/C, nhập/ Nhờ thu,… và các giao dich khác liên quan đến thanh toán quốc tế.

Tính cách phù hợp: Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo, làm việc nhiều với số liệu.

4. Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

  • Soạn thảo hợp đồng thương mại.
  • Soạn bộ chứng từ. Bao gồm: Commercial Invoice, Packing List, Chứng từ giao dịch với ngân hàng, Các chứng từ có liên quan khác…

Tính cách phù hợp: Xu hướng hướng nội, thích làm việc với hồ sơ giấy tờ, tính cách tỉ mỉ, chi tiết và cẩn thận.

5. Các công việc khác

Liên quan đến hành chính văn phòng, bộ phận kho hàng…

Mức lương ngành Logistics và xuất nhập khẩu có cao không?

Hiện nay, các bạn ngành Logistics và Xuất – Nhập khẩu khi mới ra trường sẽ có mức lương nằm trong khoảng từ 6,000,000 – 8,000,000đ. Tùy vào công việc mà sẽ có thêm các khoảng hoa hồng, trợ cấp… Cơ hội thăng tiến và đạt được các mức lương cao là hoàn toàn có thể nếu các bạn cố gắng làm việc và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm.

Bên cạnh tiềm năng và cơ hội việc làm rộng mở, sinh viên mới ra trường sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do chưa có nhiều kinh nghiệm. Nên khi bắt đầu vào một công ty mới sẽ thấy công việc thực tế khác nhiều so với sách vở, đòi hỏi các bạn sinh viên cần nhanh chóng thích nghi và chủ động làm việc.

Anh Phạm Long Phụng – CEO MISON TRANS có một vài lời khuyên cho các bạn sinh viên đang có mong muốn làm việc tại các đơn vị, công ty xuất nhập khẩu và logistics: “Khi mới ra trường, mặc dù lương là yếu tố đáng xem xét, tuy nhiên vấn đề Bạn cần quan tâm hàng đầu là môi trường và văn hóa ở công ty, bạn học được kinh nghiệm, kỹ năng gì? và bạn sẽ có cơ hội phát triển bản thân, thăng tiến ra sao?”.

Tại Mison Trans, chúng tôi đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng vì thế chúng tôi thường xuyên có các chương trình thực tập cho các sinh viên cuối khóa. Sau khóa thực tâp, chúng tôi sẽ sàng lọc nhân sự phù hợp và chuyển sang giai đoạn học việc, thử việc và chính thức. Cho nên là các bạn hãy liên hệ Mison Trans khi bản thân sẳn sàng bước vào ngành Logisctics nhé!

___________________

MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

Head Office: 200 QL13 (Cũ), P.Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM

VPĐD: 13 Đường số 7, Cityland Center Hills, Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 1900 63 63 48

Email: Lp@misontrans.com