1900 636348

Phân biệt Logistics và xuất nhập khẩu

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, xuất nhập khẩu đang phát triển mạnh mẽ nhất. Đấu trường kinh tế cũng ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ và các doanh nghiệp Logistics ra đời như một cánh tay đắc lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, “XUẤT NHẬP KHẨU” và “LOGISTICS” là 2 từ khóa đang được nhiều người biết đến và quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được và Mison Trans sẽ giúp mọi người giải đáp phần nào các thắc mắc cũng như có cái nhìn cụ thể hơn về sự khác nhau giữa “XUẤT NHẬP KHẨU” và “LOGISTICS”.

Làm thế nào để phân biệt Logistics và xuất nhập khẩu?

Theo CEO Phạm Long Phụng chia sẻ, có hai góc nhìn để hiểu về mối quan hệ giữa “XUẤT NHẬP KHẨU” và “LOGISTICS”, cụ thể:

  • Thứ nhất, Logistics là MỘT PHẦN của Xuất nhập khẩu.

Theo điều 28 Luật Thương mại 2005, xuất nhập khẩu là hoạt động đưa hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, ta thấy trong xuất nhập khẩu có 2 yếu tố chính như sau: đối tượng là hàng hóa và hoạt động đưa hàng hóa ra/vào Việt Nam. Trong đó, Logistics chính là hoạt động đưa hàng hóa ra/vào Việt Nam.

  • Thứ hai, Logistics KHÔNG PHẢI là Xuất nhập khẩu.

Bởi vì, nếu căn cứ định nghĩa theo Luật nêu trên, ta hiểu rằng doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ làm luôn hoạt động Logistics. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, thì đa số doanh nghiệp xuất nhập khẩu, không có hoạt động logistics trong doanh nghiệp, mà sẽ thuê ngoài doanh nghiệp logistics thực hiện, chỉ có một số rất ít những doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm luôn hoạt động logistics.

Trong bài viết này, Mison Trans giả định là chỉ xét theo đa số, tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xuất nhập khẩu khác hoàn toàn với doanh nghiệp Logistics.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần ĐỐI TÁC là doanh nghiệp Logistics. Doanh nghiệp Logistics thì cần KHÁCH HÀNG là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, để phát triển kinh doanh.

Xem thêm: Cơ hội việc làm cho ngành Logistics và xuất nhập khẩu như thế nào?

Phân biệt Logistics và xuất nhập khẩu

Ví dụ cụ thể giúp phân biệt logistics và xuất nhập khẩu

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về công việc của “XUẤT NHẬP KHẨU” và “LOGISTICS”, Mison Trans sẽ mang đến một thương vụ thực tế như sau:

  • Thương vụ này với Công ty sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại Nhật Bản, sẽ gọi là Công ty XUẤT KHẨU. Công ty xuất khẩu này chuyên sản xuất ba lô chống gù lưng Nhật Bản.
  • Khách hàng của Mison Trans là công ty Việt Nam nhập khẩu ba lô chống gù lưng từ Nhật Bản về để bán trong nước, sẽ là Công ty NHẬP KHẨU.
  • Như vậy Mison Trans là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, là cầu nối cho hai công ty xuất nhập khẩu trên.

Chúng ta sẽ tìm hiểu diễn biến của thương vụ qua các hoạt động xuất nhập khẩu.

Công ty xuất khẩu sẽ thực hiện các công việc như: Nghiên cứu thị trường, nhập nguyên vật liệu, sản xuất, bán hàng…

Các công việc của công ty xuất khẩu

Công ty nhập khẩu cũng sẽ nghiên cứu thị trường cho sản phẩm phẩm dự định nhập khẩu.

Các công việc của công ty nhập khẩu

Trong trường hợp này, công ty nhập khẩu đã lựa chọn sản phẩm là ba lô chống gù lưng Nhật Bản. Tiếp theo công ty nhập khẩu tiến hành tìm các nhà cung cấp tiềm năng tại Nhật Bản, liên hệ đàm phán, ký kết hợp đồng mua hàng…

⇒ Vậy câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để có thể đưa hàng hóa về Việt Nam?”

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động của công ty Logistics, cụ thể là Mison Trans trong thương vụ này. Và công ty xuất khẩu giao hàng tại kho ở Nhật Bản.

Làm thế nào để có thể đưa hàng hóa về Việt Nam?

Mison Trans với hệ thống đại lý toàn cầu, cũng như ở Nhật Bản, thông qua đại lý, Mison Trans giúp khách hàng chuyển hàng từ kho công ty xuất khẩu ra cảng, tiến hành thủ tục hải quan xuất khẩu, vận chuyển những chiếc ba lô chống gù lưng về Việt Nam. Sau đó hoàn tất thủ tục hải quan và giao hàng đến tận nơi của công ty nhập khẩu.

Thế là công ty nhập khẩu đã có thể bắt đầu phân phối sản phẩm ba lô chống gù lưng đến người tiêu dùng, giúp cho các bé bảo vệ cột sống còn non yếu được tốt hơn.

Từ thương vụ trên ta thấy được vai trò của công ty xuất nhập khẩu, là giúp: 

  • Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  • Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.
  • Từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, và đưa nền kinh tế tăng trưởng.

Còn vai trò của công ty logistics là:

  • Giúp cho việc mua bán hàng hóa ở hai quốc gia diễn ra thuận lợi.
  • Là yếu tố thúc đẩy dòng chảy các giao dịch quốc tế.

Tóm lại, tùy theo ngữ cảnh là học thuật hay công việc thực tế tại các công ty, mà chúng ta có cách hiểu “XUẤT NHẬP KHẨU” và “LOGISTICS” như nội dung đã chia sẻ ở trên.

Mison Trans hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp các bạn hiểu và phân biệt được Logistics và xuất nhập khẩu

___________________

MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

Head Office: 200 QL13 (Cũ), P.Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM

VPĐD: 13 Đường số 7, Cityland Center Hills, Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 1900 63 63 48

Email: Lp@misontrans.com