1900 636348

Tổng hợp tin tức thị trường xuất nhập khẩu từ ngày 03 – 09/11/2023​

Ngay sau đây sẽ là những tin tức đáng chú ý về thị trường xuất nhập khẩu từ ngày 03 – 09/11/2023:

1. Thủ tướng chủ trì Lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Thủ tướng chủ trì Lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thăm chính thức Việt Nam từ 01 – 02/11/2023. 

Tại Hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 – 2023), góp phần đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hà Lan.

Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường tin cậy chính trị thông qua trao đổi đoàn cấp cao, tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế và thỏa thuận hợp tác song phương, đồng thời nghiên cứu thiết lập các cơ chế mới nhằm làm sâu sắc hợp tác chuyên ngành giữa hai nước; khẳng định kinh tế – thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). 

Hai bên khẳng định khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo là các lĩnh vực mang tính đột phá; nhất trí khai thác tối đa các tiềm năng hợp tác hai nước về công nghệ cao, xây dựng nền tảng số và hệ sinh thái viễn thông, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

Nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như thăm dò, khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng; quốc phòng – an ninh; hải quan; hàng hải; logistic; thoát nước và quản lý chất thải rắn; chuyển đổi số, văn hóa – du lịch, giáo dục – đào tạo, y tế…

Sau Hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ trao 04 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, hiệp hội hai nước trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng, hải quan, đầu tư, thương mại.

2. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới

Trong bối cảnh khủng hoảng lương thực toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục 4 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm 2023, con số cao nhất sau 34 năm gạo Việt tham gia vào thị trường thế giới.

  • Cụ thể, giá gạo tấm 5% của Việt Nam đạt 653 USD/tấn, giá gạo Thái Lan 560 USD/tấn và giá gạo Pakistan 563 USD/tấn. 
  • Giá gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịch ở mức 638 USD/tấn, giá gạo Thái Lan 520 USD/tấn và giá gạo Pakistan 488 USD/tấn.

Nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam tăng cao theo các chuyên gia là do nhu cầu của thị trường thế giới lớn và chất lượng gạo Việt Nam ngày càng cao.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, Việt Nam có số lượng giống lúa năng suất, chất lượng cao (chiếm tới 85 – 90%) đã tạo cơ sở cho việc chỉ đạo sản xuất, tạo ra sản lượng lúa gạo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. 

Với sản lượng trên 43 triệu tấn lúa, ngoài việc dành cho tiêu thụ nội địa, chế biến, dự trữ, Việt Nam có thể đảm bảo xuất khẩu 7,5 – 8 triệu tấn gạo. Điều này khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường lúa gạo toàn cầu cũng như việc đảm bảo an ninh lương thực.

3. Xuất khẩu cá tra sang EU giảm 19%

Xuất khẩu cá tra sang EU giảm 19%

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính đến 15/10/2023, thị trường EU nhập khẩu hơn 134 triệu USD cá tra từ Việt Nam, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022

Trong đó Hà Lan vẫn là quốc gia đứng đầu Liên minh châu Âu về nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Đứng sau Hà Lan, các thị trường Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Italy, Pháp lần lượt cũng là các thị trường nhập khẩu nhiều cá tra từ Việt Nam trong khối EU. Ngoài ra, một số thị trường khác trong khối cũng tăng mua cá tra từ Việt Nam là Phần Lan, Latvia, Thụy Điển,…

EU được dự báo có thể hoàn thành mục tiêu đưa lạm phát xuống 2% bất chấp những khó khăn từ khủng hoảng chi phí sinh hoạt và mối lo ngại nhu cầu toàn cầu giảm. Khối kinh tế này đang dần kiểm soát tốt những ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine, tuy nhiên nền kinh tế này có thể sẽ chịu tác động xấu từ xung đột Hamas-Israel hiện nay. 

Do vậy, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong quý cuối năm nay thu hẹp mức giảm so với các quý trước đó tuy nhiên chưa thể phục hồi về bằng mức của cùng kỳ năm ngoái.

4. Hàng trăm doanh nghiệp bị đề nghị ngưng cung cấp dịch vụ vì nợ phí hạ tầng cảng biển

Hàng trăm doanh nghiệp bị đề nghị ngưng cung cấp dịch vụ vì nợ phí hạ tầng cảng biển

100 doanh nghiệp nợ phí hạ tầng cảng biển thuộc trên 8.000 tờ khai hải quan vừa bị Cảng vụ Đường thủy nội địa – Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đề nghị ngưng cấp cấp dịch vụ qua cảng TPHCM.

Theo Cảng vụ Đường thủy nội địa, trên cơ sở kết quả rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa xuất, nhập khẩu còn nợ phí các lô hàng đã qua khu vực giám sát trước đó và chưa có phản hồi về việc sẽ thực hiện nộp số tiền phí còn nợ cho Cảng vụ Đường thủy nội địa ở lần sử dụng dịch vụ kế tiếp. 

Từ ngày 2/11/2023, Cảng vụ Đường thủy nội địa đề nghị Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn phối hợp ngưng cung cấp dịch vụ đối với 100 doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất, nhập khẩu sử dụng kết cấu hạ tầng cảng biển khu vực TP.HCM.

Thời gian ngưng cung cấp dịch vụ từ 16 giờ ngày 2/11/2023 cho đến khi có văn bản giải tỏa của Cảng vụ Đường thủy nội địa hoặc hệ thống thu phí bỏ trạng thái cưỡng chế.

TP.HCM bắt đầu triển khai việc thu phí hạ tầng cảng biển từ 0 giờ ngày 1/4/2022, với mức thấp nhất 15.000 đồng/1 tấn hàng, cao nhất 4,4 triệu đồng với container 40 feet. Số tiền phí đã thu tính đến đầu tháng 11/2023 trên 3.500 tỷ đồng.

Tại cuộc họp giao ban của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) vào cuối tháng 5/2023, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam đã đề xuất với Ban IV thông tin đến Chính phủ về việc chỉ đạo miễn, giảm phí hạ tầng cảng biển cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để phần nào giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp trong thời điểm tình hình xuất nhập khẩu ảm đạm như hiện nay.

Xuất khẩu cá tra sang EU giảm 19% “Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính đến 15/10/2023, thị trường EU nhập khẩu hơn 134 triệu USD cá tra từ Việt Nam, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022

Trong đó Hà Lan vẫn là quốc gia đứng đầu Liên minh châu Âu về nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Đứng sau Hà Lan, các thị trường Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Pháp lần lượt cũng là các thị trường nhập khẩu nhiều cá tra từ Việt Nam trong khối EU. Ngoài ra, một số thị trường khác trong khối cũng tăng mua cá tra từ Việt Nam là Phần Lan, Latvia, Thụy Điển…

EU được dự báo có thể hoàn thành mục tiêu đưa lạm phát xuống 2% bất chấp những khó khăn từ khủng hoảng chi phí sinh hoạt và mối lo ngại nhu cầu toàn cầu giảm. Khối kinh tế này đang dần kiểm soát tốt những ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine, tuy nhiên nền kinh tế này có thể sẽ chịu tác động xấu từ xung đột Hamas-Israel hiện nay. 

Do vậy, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong quý cuối năm nay thu hẹp mức giảm so với các quý trước đó tuy nhiên chưa thể phục hồi về bằng mức của cùng kỳ năm ngoái.

5. DHL Supply Chain và công ty công nghệ robot AutoStore™ công bố mở rộng hợp tác để đẩy mạnh tự động hóa kho hàng toàn cầu

DHL Supply Chain và công ty công nghệ robot AutoStore™ công bố mở rộng hợp tác để đẩy mạnh tự động hóa kho hàng toàn cầu

Chuỗi cung ứng DHL- một phần của Tập đoàn DHL, đang mở rộng quan hệ đối tác với công ty công nghệ robot AutoStore để tự động hóa hơn nữa các hoạt động kho bãi trên quy mô toàn cầu.

Markus Voss, COO và CIO của DHL Supply Chain, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác này, ông nói: “Chúng tôi rất vui mừng được mở rộng mối quan hệ hiện tại với AutoStore khi chúng tôi tiếp tục thực hiện chiến lược số hóa và tự động hóa của mình trong một số lượng ngày càng tăng các kho hàng, cho phép chúng tôi phục vụ khách hàng tốt hơn và nhanh hơn. Công nghệ được chuẩn hóa và mô-đun của AutoStore hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chúng tôi là làm cho hoạt động của chúng tôi hiệu quả hơn, cho phép khả năng mở rộng nhanh chóng và khả năng thích ứng với nhiều trường hợp sử dụng và thị trường cuối khác nhau – một yếu tố quan trọng đối với chúng tôi với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ logistics của bên thứ ba. Thông qua một phương pháp được chuẩn hóa và khả năng chuyên dụng, chúng tôi sẽ có thể giảm đáng kể thời gian triển khai. Ngoài ra, mạng lưới đối tác của AutoStore rất có giá trị trong việc hỗ trợ chiến lược tăng trưởng của chúng tôi trên nhiều khu vực địa lý.”

Mối quan hệ hợp tác mở rộng này giữa DHL Supply Chain và AutoStore hứa hẹn sẽ tái định nghĩa tương lai của kho hàng, cung cấp các giải pháp có thể mở rộng, thích ứng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng trên toàn thế giới.”

6. Các nước ASEAN từng bước hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn

Các nước ASEAN từng bước hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhận thấy cần có một cách tiếp cận kinh tế mới để đạt được khả năng phục hồi kinh tế lâu dài, trong bối cảnh thế giới đối mặt nhiều thách thức như biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên. 

Cách tiếp cận này không chỉ tập trung vào quy trình kinh tế truyền thống về khai thác, sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ mà còn nhấn mạnh đến việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Do đó, mô hình kinh tế tuần hoàn trở nên quan trọng vì mô hình này nhằm khôi phục, tái tạo và sử dụng hiệu quả vật liệu, năng lượng.

ASEAN cam kết chuyển sang kinh tế tuần hoàn, được hỗ trợ bởi nhiều sáng kiến cấp quốc gia ở một số nước thành viên ASEAN như:

  • Indonesia đặt mục tiêu giảm 70% chất thải biển vào năm 2025 và giảm 29% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030. Đồng thời cũng ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ thực hiện nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm quy định liên quan đến chính sách và chiến lược quốc gia về quản lý rác thải sinh hoạt và các loại rác thải tương tự.
  • Singapore đặt mục tiêu trở thành quốc gia không rác thải vào năm 2030.
  • Việt Nam cũng đặt mục tiêu giảm 50% lượng rác thải đưa đến các bãi chôn lấp vào năm 2030. 

Một số nước ASEAN đã giảm thành công lượng rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, rác thải nhựa và rác thải thực phẩm. Nền kinh tế tuần hoàn có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, từ đó giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh.

Điều này có thể tạo ra việc làm mới trong lĩnh vực tái chế, sửa chữa và thiết kế bền vững, đồng thời giúp bảo vệ môi trường bằng cách giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm và chất thải. 

Hơn nữa, nền kinh tế tuần hoàn còn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Bằng cách thực hiện chiến lược phù hợp, các nước ASEAN đang từng bước hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn hiệu quả và bền vững.

Xem thêm: Tổng hợp tin tức thị trường xuất nhập khẩu từ ngày 20 – 26/10/2023​

Xem thêm: Tổng hợp tin tức thị trường xuất nhập khẩu từ ngày 27/10 – 02/11/2023​

___________________

MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

  • Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 63 63 48
  • Email: st1@misontrans.com