Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân là điều cần thiết đối với các công ty có sử dụng người lao động trong công việc có liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Cụ thể, trang bị đồ bảo hộ lao động sẽ bảo vệ người lao động khỏi những mối nguy hiểm bên ngoài; giảm thiểu những tổn thương có thể xảy ra trong công việc như: điện, hóa chất, nhiệt, ô nhiễm không khí, dịch bệnh…
Nếu bạn đang quan tâm đến thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động có thể tham khảo bài viết này của Mison Trans ngay nhé!
Đồ bảo hộ lao động công nhân gồm những gì?
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân là rất cần thiết. Hiện nay, vấn đề này ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm hơn, bởi nó mang lại nhiều lợi ích về an toàn, sức khỏe và hiệu suất làm việc.
Đồ bảo hộ công nhân bao gồm các dụng cụ và thiết bị được cung cấp để bảo vệ công nhân, giúp tránh được các tai nạn và giảm thiểu tổn thương trong quá trình làm việc.
Bên cạnh đó, đồ bảo hộ còn bảo vệ công nhân khỏi các yếu tố gây hại trong môi trường làm việc. Điều này giúp ngăn ngừa những vấn đề về sức khỏe do tác động của môi trường làm việc. Đặc biệt, việc trang bị đồ bảo hộ lao động cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm bệnh nghề nghiệp trong tương lai.
Mỗi ngành có những yêu cầu riêng, vì vậy đồ bảo hộ cho công nhân cũng có nhiều loại với đặc điểm và cấu trúc khác nhau. Một số ngành thậm chí yêu cầu kết hợp nhiều loại đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn tối đa.
Bộ đồ bảo hộ lao động bao gồm nhiều loại khác nhau như mũ bảo hộ lao động, găng tay, kính mắt bảo hộ, thiết bị bảo vệ tai, quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, các dụng cụ bảo vệ hô hấp… Để làm thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động, bạn cần hiểu rõ đặc điểm của mỗi loại để thuận tiện hơn.
Một số đồ bảo hộ lao động phổ biến và không thể thiếu như:
- Quần áo bảo hộ lao động
- Găng tay bảo hộ lao động
- Giày bảo hộ lao động
- Kính bảo hộ lao động
- Nón bảo hộ lao động
- …
Đây cũng là các mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu trong lĩnh vực bảo hộ lao động. Thông thường các sản phẩm này được nhập từ các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ…
Yêu cầu tư vấn
Mã HS đồ bảo hộ lao động
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng. Theo các quy định hiện hành, căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo thực tế của mặt hàng nhập khẩu để xác định mã HS của mặt hàng đó. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.
Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động có thể tham khảo mã HS của mặt hàng theo bảng sau:
STT | TÊN HÀNG HÓA | MÃ HS | QUẢN LÝ NHẬP KHẨU |
1 |
Phương tiện bảo vệ đầu
|
6506.10.20 6506.10.30 6506.10.90 |
Kiểm tra về chất lượng sau khi thông quan.
|
2 | Phương tiện bảo vệ mắt, mặt
|
3926.90.42 9004.90.50 |
|
3 | Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp
|
9020.00.00 8421.39.90 6307.90.90 |
|
4 | Phương tiện bảo vệ tay
|
3926.20.60 3926.20.90 3926.90.39 4015.19.00 4203.29.10 6116.10.90 6116.99.00 6216.00.10 6216.00.99 |
|
5 |
Phương tiện bảo vệ chân
|
6401.10.00 6402.91.91 6402.91.99 6402.99.10 6402.99.90 6403.40.00 6403.91.10 6403.99.10 |
|
6 | Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá nhân |
4205.00.20 6307.90.61 6307.90.69 |
Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu đồ bảo hộ lao động
Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục đồ bảo hộ lao động thuộc sự quản lý chuyên ngành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Do đó khi nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan nhập khẩu.
Theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP, bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.
- Hợp đồng.
- Hóa đơn.
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Vận đơn.
- Chứng nhận chất lượng (CQ)
- Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)
- Hồ sơ kỹ thuật (đối với thiết bị máy móc)
- Test report.
- Các chứng từ khác (nếu có)
Ngoài ra, khi nhập khẩu đồ bảo hộ công nhân, bạn cần chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu
Bộ hồ sơ hải quan sẽ bao gồm các loại chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan
- Vận đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị tương đương
- Hóa đơn thương mại
- Tờ khai giá trị
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO), chứng nhận chất lượng (CQ)
- Giấy xác nhận kiểm tra chất lượng hàng hóa
Để tiến hành khai báo hải quan nhập khẩu bạn cần hoàn tất tờ khai báo hải quan nhập khẩu theo hướng dẫn. Hoặc có thể tham khảo dịch vụ Hải quan trọn gói để tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh.
Quy trình thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động
Doanh nghiệp nhập hàng về cảng tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
- Bước 2: Mở tờ khai hải quan
- Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan và nhận hàng
- Bước 4: Mang mẫu đi thử nghiệm
- Bước 5: Kết quả đạt chất lượng nhập khẩu → Công bố hợp quy.
- Bước 6: Nộp kết quả công bố hợp quy cho Cơ quan kiểm tra – Cục An toàn lao động.
Khi hoàn thành các thủ tục trên, hàng hóa chính thức được phép lưu thông trên thị trường.
Mison Trans đã có nhiều năm kinh nghiệm làm thủ tục, xin các giấy tờ liên quan khi nhập khẩu đồ bảo hộ lao động. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại TP.HCM. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc, khó khăn gì hãy liên hệ Mison Trans để được giải đáp.
___________________
MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
- Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
- Hotline: 1900 63 63 48
- Email: st1@misontrans.com