Trong thời buổi kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay. Thuật ngữ Logistics và Supply Chain chắc hẳn không còn xa lạ đối chúng ta. Tuy nhiên có một vài câu hỏi được đặt ra: “Logistics và Supply chain là một?”, “Chúng có gì khác nhau? Liên quan đến nhau như thế nào?”
Trong thực tế, có một số trường hợp Logistics và Supply chain được dùng tương đương và thay thế lẫn nhau khiến cho nhiều người nghĩ rằng cả hai thuật ngữ này đều giống nhau nhưng họ không hề biết rằng cả hai đều có những khía cạnh khác nhau rõ rệt.
Bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt sự giống và khác nhau giữa Logistics và Supply chain.
*Theo hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng: The council of supply chain management professionals (CSCMP)
Điểm giống & khác nhau giữa Logistics và Supply chain
Các hoạt động trong SCM – Supply Chain Manager:
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động lên kế hoạch và quản trị liên quan đến nguồn cung ứng, thu mua, gia công, sản xuất và các hoạt động quản lý hậu cần (logistics management).
Bao gồm tất cả các hoạt động của Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của đối tác và khách hàng. Giám sát cả quá trình khai thác nguyên liệu thô phát triển thành sản phẩm, những hàng hóa này sẽ được phân phối cho nhà bán lẻ hoặc trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Chức năng SCM – Supply Chain Manager:
Liên kết các kênh đối tác như là các bên cung cấp hàng hoá, nhà cung cấp dịch vụ, và khách hàng. Cụ thể như marketing, bán hàng, logistics, tài chính, công nghệ thông tin và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy sản xuất tới khách hàng cùng với một số tổ chức, bên liên quan khác nhằm giảm thiểu chi phí từ sự chuyển động, tích hợp các hoạt động của chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu.
Mục đích của SCM – Supply Chain Manager:
Giúp kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty riêng biệt trong chuỗi, thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao.
Doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa chi phí trên phạm vi phân phối, tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp giúp tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động của Logistics.
Trong bài viết này, Mison Trans đưa ra ví dụ về Quy trình nhập khẩu balo chống gù lưng từ Nhật Bản về Việt Nam:
Hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ là một chuỗi các hoạt động xuyên suốt từ lúc công ty tìm kiếm thu thập các nguyên liệu thô – chuyển về nhà máy, nhập kho NVL – sản xuất thành phẩm – xuất khẩu, vận chuyển thành phẩm đến các đại lí- cung cấp cho khách hàng và một số công việc hậu cần khác…
Hoạt động của Logistics, cụ thể là Mison Trans trong thương vụ này. Và công ty xuất khẩu giao hàng tại kho ở Nhật Bản.
Mison Trans với hệ thống đại lý toàn cầu, cũng như ở Nhật Bản, thông qua đại lý, Mison Trans giúp khách hàng chuyển hàng từ kho công ty xuất khẩu ra cảng, tiến hành thủ tục hải quan xuất khẩu, vận chuyển những chiếc ba lô chống gù lưng về Việt Nam, sau đó hoàn tất thủ tục hải quan, và giao hàng đến tận nơi của công ty nhập khẩu.
Mặc dù cả hai đều có nhiều điểm khác biệt nhất định nhưng đều là hai hoạt động không thể nào thiếu và tách rời nhau.
Cả hai cùng nhau kết hợp, tác động và bổ trợ cho nhau với mục tiêu chính đó là giúp tối ưu hóa toàn bộ chi phí, thỏa mãn nhất nhu cầu và sự hài lòng khách hàng.
Tăng lợi thế cạnh tranh và giúp quá trình cung ứng, phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
Vai trò của Chuỗi cung ứng
- Như vậy, vai trò của Chuỗi cung ứng cụ thể là:
- Thống kê, đo lường và cải thiện nguồn hàng
- Ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng đồng thời giảm giá thành
- Nâng cao chất lượng, giảm giá thành nguyên vật liệu mua vào
- Hoạch định dòng tiền hiệu quả
- Theo dõi, kiểm soát các hoạt động trong nền tảng công nghệ số
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Tiết kiệm chi phí
Tóm lại, Supply Chain bao gồm cả Xuất nhập khẩu và Logistics, là một chuỗi các hoạt động liên kết với nhau về việc chuyển đổi & dịch chuyển của nguyên liệu đến thành phẩm cho đến khi nó đến tay người dùng cuối.
Nó là kết quả của nỗ lực từ các tổ chức với mục tiêu là tối ưu hóa chi phí và đạt được lợi thế cạnh tranh nhất.
___________________
MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
- Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
- Hotline: 1900 63 63 48
- Email: st1@misontrans.com