Mỹ phẩm là một trong những nhu yếu phẩm của đã số phái đẹp, chính vì vậy mà các sản phẩm mỹ phẩm từ nhiều nhãn hiệu khác nhau ngày càng trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam.
Vậy thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Mison Trans tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mỹ phẩm là gì?
Theo Điều 2, Thông tư 06/2011/TT-BYT thì “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”
Theo Phụ lục số 01-MP, Thông tư 06/2011/TT-BYT thì mỹ phẩm được phân thành 21 nhóm như sau:
1 – Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….)
2 – Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học)
3 – Chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)
4 – Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,…
5 – Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,…
6 – Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,….
7 – Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,…)
8 – Sản phẩm tẩy lông
9 – Sản phẩm khử mùi và chống mùi.
10 – Sản phẩm chăm sóc tóc: Thuốc nhuộm và tẩy tóc; Uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc; Các sản phẩm định dạng tóc; Sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội); Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu); Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)
11 – Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng, sữa,…)
12 – Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
13 – Sản phẩm dùng cho môi
14 – Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
15 – Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân
16 – Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài
17 – Sản phẩm chống nắng
18 – Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng
19 – Sản phẩm làm trắng da
20 – Sản phẩm chống nhăn da
21 – Sản phẩm khác (đề nghị ghi rõ).
Làm sao để xác định mỹ phẩm?
Theo PL số 03-MP của Thông tư 06/2011/TT-BYT…
Như vậy anh/chị thấy rằng đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả.
Các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược lý không được phân loại là mỹ phẩm. Sản phẩm có đường dùng uống, tiêm hoặc tiếp xúc với những phần khác của cơ thể (VD: màng nhầy của đường mũi, bộ phận sinh dục trong…) thì không được phân loại là mỹ phẩm.
Một số sản phẩm không được phân loại là mỹ phẩm (Số: 1609/QLD-MP): Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch oxy già, cồn sát trùng 700, cồn 900, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống ngáy, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề, chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc tóc/mọc lông mi, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương…”
Chính sách nhập khẩu mỹ phẩm
Theo thông tư 06/2011/TT-BYT, mỹ phẩm là mặt hàng đặc thù, chịu sự quản lý của Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế. Do vậy, trước khi nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, công ty anh/chị cần phải làm Công bố mỹ phẩm.
Phiếu công bố này có giá trị 5 năm kể từ ngày được cấp.
Hướng dẫn làm công bố mỹ phẩm chi tiết tại đây:
Hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm
Sau khi có phiếu công bố mỹ phẩm, hàng hóa cập cảng hoặc sân bay, doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai và làm thủ tục thông quan cho lô hàng như bình thường, hồ sơ gồm:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Sale contract – Hợp đồng
- Invoice – Hóa đơn thương mại
- Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
- Bill of lading – Vận đơn
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục quản lý dược – Bộ y tế cấp số tiếp nhận và còn liệu lực
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có)
HS Code sản phẩm mỹ phẩm
Tên sản phẩm | HS CODE | Thuế NK ưu đãi | Thuế NK ưu đãi đặc biệt | Thuế VAT | ||
C/O form E | C/O Form D | C/O Form AK | ||||
Sữa tắm | 34013000 | 27 | 0 | 0 | 5 | 10 |
Dầu gội đầu | 33051090 | 15 | 0 | 0 | 0 | 10 |
Sữa rửa mặt | 33049930 | 18 | 0 | 0 | 5 | 10 |
Sữa dưỡng thể | 33049930 | 18 | 0 | 0 | 5 | 10 |
Kem dưỡng da | 33049930 | 18 | 0 | 0 | 5 | 10 |
Son môi | 33041000 | 20 | 0 | 0 | 5 | 10 |
Phấn mắt | 33042000 | 22 | 0 | 0 | 5 | 10 |
Mặt nạ dưỡng da | 33049990 | 18 | 0 | 0 | 5 | 10 |
Thuốc nhuộm tóc | 33059000 | 20 | 0 | 0 | 5 | 10 |
Quy định về nhãn mác các loại sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu
Nhãn sản phẩm mỹ phẩm phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN. Những thông tin sau phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm:
a) Tên của sản phẩm và chức năng của nó, trừ khi dạng trình bày sản phẩm đã thể hiện rõ ràng chức năng của sản phẩm;
b) Hướng dẫn sử dụng;
c) Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế;
d) Tên nước sản xuất;
đ) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
e) Định lượng;
g) Số lô sản xuất;
h) Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
i) Lưu ý về an toàn khi sử dụng.
Những lưu ý khi nhập khẩu mỹ phẩm
- Nếu công ty bạn lần đầu tiên nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm thì dễ bị tham vấn giá. Vì thế nên tham khảo các công ty đã nhập sản phẩm cùng loại để kê khai mức giá cho phù hợp.
- Hải quan sẽ xem và đối chiếu rất kỹ các thông tin trên sản phẩm và trên bản công bố mỹ phẩm nên bạn hãy làm công bố mỹ phẩm chính xác nhất có thể.
- Nhãn gốc của sản phẩm cần được gắn trên hàng hóa ở vị trí dễ quan sát, dễ nhận biết.
- Trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường cần dán nhãn phụ lên sản phẩm. Các thông tin trên nhãn phụ phải giống với các thông tin trên công bố và nhãn gốc của sản phẩm.
Xem chi tiết về Thủ tục nhập khẩu Mỹ Phẩm tại đây:
Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm, có thể liên hệ với Mison Trans. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề dịch vụ hải quan và book cước vận chuyển, Mison Trans chắc chắn sẽ giúp bạn tối ưu quá trình, giúp bạn nhập khẩu và thông quan dễ dàng hơn.
- Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
- Hotline: 1900 63 63 48
- Email: st1@misontrans.com