1900 636348

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sự phát triển của ngành Logistics

Thời gian gần đây thuật ngữ “công nghiệp 4.0” ngày càng nở rộ, nó mang đến nhiều lợi ích cho các ngành kinh tế nói chung và ngành Logistics nói riêng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như những tác động của nó đến sự phát triển của ngành Logistics. Thân mời bạn đón đọc.

tac-dong-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4.0-va-su-phat-trien-cua-nganh-logistics-1

Cách mạng công nghiệp 4.0 – cơ hội và thách thức cho ngành Logistic Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Khái niệm công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh là những thuật ngữ lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Đức vào năm 2011. Công nghiệp 4.0 ra đời thay thế cho công nghiệp 1.0, 2.0 và 3.0, nhằm thông minh hóa quá trình quản lý và sản xuất trong ngành công nghiệp chế tạo.

Sự ra đời của công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy các nước tiên tiến như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sự phát triển của ngành Logistics

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nền tảng cốt lõi để phát triển ngành Logistics trong tương lai. Nó không chỉ tham gia giải quyết bài toán về logistics cho các công ty, doanh nghiệp lớn mà còn cả các công ty start-up có thể vận dụng và đưa ra được những giải pháp đột phá cho từng khâu cung ứng nói chung và logistics nói riêng.

tac-dong-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp các doanh nghiệp Logistics vận hành trơn tru và thuận lợi hơn

Nhờ cách mạng công nghiệp 4.0 mà các công ty, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng và mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Hãy hình dung như này: khi một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, họ phải đảm bảo tất cả các khâu, công đoạn cần thiết để đưa kiện hàng tới tay khách hàng, trong đó, có dịch vụ đưa hàng về các kho tập trung hoặc kho riêng lẻ. Tuy nhiên, lượng hàng hóa chứa trong 1 container 40 feet là quá lớn, chưa kể lượng hàng hóa đó cần đưa về hàng trăm kho khác nhau của mỗi khách hàng, đồng nghĩa với việc bạn cần có hàng trăm vận đơn. Nếu như trước đây, doanh nghiệp logistics phải làm từng chi tiết gửi cho hãng tàu, sau đó lại chờ hãng tàu gửi lại vận đơn, gây lãng phí thời gian, thì nay nhờ ứng dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange – EDI) mà các bên có thể rút ngắn được rất nhiều thời gian chờ đợi. Cụ thể: các doanh nghiệp Logistics có thể dễ dàng cập nhật toàn bộ thông tin đơn hàng đã được mã hóa vào hệ thống EDI rồi gửi cho hãng tàu, sau đó hãng tàu cũng thông qua hệ thống này để giải mã và cập nhật những thông tin đó cũng như kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin mà không phải tốn quá nhiều thời gian chờ đợi và hạn chế được những rủi ro sai sót trong quá trình làm vận đơn.

Những cơ hội và thách thức cho Logistics 4.0 tại Việt Nam

Việt Nam là một trong 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới, bởi vậy, cũng như các cuộc cách mạng công nghiệp trước, công nghiệp 4.0 hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích, cơ hội to lớn cho Việt Nam. Trong lĩnh vực Logistics, cách mạng 4.0 góp phần làm giảm thời gian giao nhận, chi phí vận chuyển, chi phí liên lạc thông tin, từ đó sẽ tối ưu được chi phí kinh doanh. Đồng thời, sẽ giúp cho hệ thống logistics và chuỗi cung ứng của các công ty, doanh nghiệp được minh bạch hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực, ngành logistics Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong công cuộc chuyển đổi theo xu hướng 4.0 này.

misontrana-cong-ty-logistics-uy-tin

Mison trans – công ty logistics uy tín, chất lượng tại TPHCM

Theo Báo cáo về Logistics 2017 của Bộ công thương, thì hạ tầng công nghệ thông tin vẫn còn gặp một số vấn đề sau:

  • Ở tầm vi mô (tại các công ty, doanh nghiệp): chi phí đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin lớn nên các doanh nghiệp chưa thể đầu tư đồng bộ, mà chỉ mới thay đổi một vài hệ thống nhỏ lẻ như hệ thống quản lý kho hàng (WMS), quản lý vận tải (TMS),…Trong khi, hệ thống tự động hóa cho kho hàng, trung tâm phân phối vẫn duy trì hệ thống cũ.
  • Ở tầm vĩ mô: tuy hạ tầng và trình độ công nghệ thông tin tại Việt Nam có phát triển nhưng vẫn còn thiếu nhiều ứng dụng cho ngành logistics.

Thêm một thách thức lớn khác của logistics 4.0 tại Việt Nam chính là vấn đề về nguồn nhân lực.

Đối với đội ngũ nhân viên: phần lớn đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, bởi vậy để đáp ứng công việc, họ thường phải tham gia các khóa học để tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc.

Về đội ngũ nhân công lao động: đa số trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu là bốc dỡ hàng, kiểm đếm kho bãi, sử dụng sức lực nhiều hơn là máy móc. Điều này một phần do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa có lao động chuyên môn.

Trên đây là những thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động của nó đến ngành Logistics, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

Trường hợp bạn muốn sử dụng dịch vụ Logistics, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các cách thức sau:

Mison Trans – Vận chuyển quốc tế – Giao nhận toàn cầu

Trụ sở chính: 200 QL 13 Cũ, P.Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 104 Đường số 1, Phường 4, Quận Gò Vấp, TPHCM

Hotline: 1900636348

Điện thoại: (028)73036348 – (028)62941726 – (028)35880306

Email: Lp@misontrans.com

Website: https://misontrans.com