1900 636348

10 bước nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không “chuẩn” Logistics

Quy trình chung cho một lô hàng nhập khẩu bằng đường hàng không sẽ như thế nào? Hãy cùng Mison Trans tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Vận chuyển bằng đường hàng không đang là một trong những phương thức vận tải quan trọng hàng đầu trong hoạt động giao thương quốc tế, bên cạnh vận chuyển bằng đường biển và đường bộ.

Vận tải bằng đường hàng không phù hợp với hàng hóa số lượng nhỏ, trị giá cao và đặc biệt là các đơn hàng cần giao trong khoảng thời gian ngắn.

Quy trình chung cho một lô hàng nhập khẩu bằng đường hàng không

Bước 1: Tìm hiểu thủ tục Nhập khẩu mặt hàng mà mình muốn/ dự định nhập

Đây là khâu đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, cũng như bất kỳ hình thức vận chuyển nào khác.

Bạn cần tìm hiểu các chính sách về hàng hóa mà mình dự định nhập khẩu để xem hàng đó nhập khẩu bình thường hay có vướng quản lý của cơ quan chuyên ngành nào không. Nếu thủ tục nhập bình thường thì không có vấn đề gì, nếu hàng vướng quản lý của cơ quan chuyên ngành thì phải kiểm tra kỹ tránh trường hợp hàng về đến rồi mình khó xử lý được, sẽ mất thời gian và chi phí.

Bước 2: Tìm kiếm Nhà cung cấp, đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương và cọc/thanh toán tiền hàng

Sau khi xác định được mặt hàng muốn nhập cũng như các thủ tục cần thiết để Nhập khẩu hàng về Việt Nam. Bạn cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp (giá cả, chất lượng sản phẩm…). Có thể thông qua bạn bè, người thân giới thiệu, tham gia vào các hội nhóm hoặc các trang thương mai điện tử lớn như Alibaba, Amazon… để tìm nguồn hàng.

Sau khi tìm được Nhà cung cấp, hai bên đi đến thảo luận, thương lượng, đàm phán để đi đến thống nhất các nội dung, điều khoản trong hợp đồng ngoại thương (có thể đàm phán qua điện thoại, mail hay gặp trực tiếp). Các điều khoản cần phù hợp với Luật của từng quốc gia và điều kiện thực tế của cả hai nhằm đảm bảo tính pháp lý cũng như hướng tới lợi ích chung của cả hai.

Trong hợp đồng ngoại thương sẽ có quy định rõ về điều khoản thanh toán. Thông thường, nhà nhập khẩu sẽ có trách nhiệm thanh toán cọc trước cho Nhà cung cấp trước khi người bán hoàn thành việc sản xuất và giao hàng. Theo thỏa thuận, khoảng tiền cọc này mình thấy có thể 30%, 50%, 70%, 100% trị giá lô hàng hoặc mở thư tín dụng L/C nếu lô hàng có trị giá >70.000$.

Trách nhiệm của Nhà cung cấp là hoàn thành và bàn giao lô hàng đúng với tiến độ được kí kết trong hợp đồng.

Tìm hiểu các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam
Tìm hiểu các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Bước 3: Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Tùy theo loại hàng mà bạn có thể phải xin giấy phép nhập khẩu trước khi nhập hàng về để tránh mất thời gian và chi phí lưu cont tại cảng (bạn đã tìm hiểu ở Bước 1).

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có một số loại hàng hóa thuộc diện quản lý đặt biệt của Chính phủ và phải bắt buột xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa:

  • Thiết bị thu, phát sóng điện vô tuyến.
  • Thuốc dược phẩm, các trang thiết bị, hóa chất y tế.
  • Các tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
  • Hạt giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, động vật – thực vật hoang dã.
  • Thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản tươi sống.
  • Vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng.
  • Diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và trang thiết bị y tế, sản phẩm mỹ phẩm.
  • Tem bưu chính.

Bạn có thể kiểm tra các mặt hàng trong Danh mục hàng hoá Xuất nhập khẩu có điều kiện, tại phụ lục III.

Danh mục hàng hoá Xuất nhập khẩu có điều kiện

Bước 4: Đặt chỗ, kiểm tra và xác nhận booking

Ở đây, sẽ liên quan tới Incoterms – Các điều khoản thương mại quốc tế. Bạn có thể xem thêm trong video dưới đây để rõ hơn về các điều khoản thương mại hay sử dụng.

→ Hiểu đơn giản, dựa vào điều khoản thương mại này mọi người sẽ xác định được bên nào sẽ book chỗ trên máy bay để vận chuyển hàng, và nghĩa vụ của mỗi bên.

→ Nếu nhập khẩu theo FCA, EXW – Bạn chỉ cần cung cấp thông tin lô hàng và thông tin liên hệ với shipper thì các công ty dịch vụ logistics – Mison Trans với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế, hiện đang là đại lý của nhiều hãng hàng không nổi tiếng trên khắp toán cầu sẽ làm hết cho mọi người.

Bước 5: Theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cập nhật từ nhà xuất khẩu. Kiểm tra, xác nhận bộ chứng từ liên quan đến lô hàng

Cần theo dõi và cập nhập các thông tin sau:

  • Ảnh chụp kiện hàng: Đã đóng đúng theo yêu cầu/ theo phương thức vận tải chưa? Có dán đầy đủ nhãn mác lên các kiện hàng chưa? Cần kỹ ở khâu pre-customs tránh phát sinh các chi phí khi hàng đã đến Việt Nam
  • Theo dõi lịch bay để cập nhật ngày đi/đến để lên kế hoạch sắp xếp kho/nhân công nhận hàng hóa/ giao hàng

Về BCT:

Bạn cần tìm hiểu mặt hàng này bắt buộc phải có những chứng từ nào trong việc làm thủ tục nhập khẩu. Sau đó yêu cầu phía Nhà cung cấp tiến hành làm để được cấp các chứng từ, chứng nhận đó.

→ Sau khi chốt các loại chứng từ, trong quá trình tiến hành, bạn đề nghị họ gửi các bản nháp (Draft) kể cả AWB, C/O (Nếu có) để kiểm tra kỹ các thông tin xem đã khớp hay chưa?

→ Sau đó, Xác nhận với Nhà cung cấp để tiến hành các bước tiếp theo cho tới khi bạn nhận được bản scan gốc.

Theo dõi tiến trình đóng hàng của lô hàng
Theo dõi tiến trình đóng hàng của lô hàng

Bước 6: Nhà nhập khẩu nhận được thông báo hàng đến

Trước ngày máy bay tới ít nhất 1 ngày, bạn sẽ nhận được thông báo hàng đến từ phía hãng bay hay đại lý hãng bay. Đây là giấy thông báo cho bạn biết thời gian lô hàng của bạn dự kiến đến vào ngày/ giờ nào. Các thông tin trên thông báo hàng đến có phần tương tự các thông tin trên AWB (Tên nhà xuất khẩu, nhập khẩu, số số chuyến, mô tả hàng hóa…).

Sau đó, nộp các chứng từ yêu cầu và thanh toán các chi phí liên quan đến lô hàng để nhận được lệnh giao hàng (D/O).

Bước 7: Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng (nếu có):

Dựa vào loại hàng, căn cứ mã HS code… Và các quy định của Nhà nước để bạn chuẩn bị cần đăng ký những thủ tục gì để được cấp các chứng nhận liên quan. 

Bước 8: Mở và thông quan tờ khai, thanh lý tờ khai

Chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ khi hàng về tới Việt Nam.

Bộ chứng từ gồm:

  • Hợp đồng (Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận đơn (AWB)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (nếu có)
  • Giấy phép Nhập Khẩu (nếu có)
  • Các chứng từ khác cần thiết khác, tùy từng lô hàng và mặt hàng cụ thể

Khai hải quan trên phần mềm ECUS5 – VNACCS dựa vào các chứng từ nêu trên. Ngoài chứng từ ra, đặc biệt cần lưu ý là chữ ký số, dùng để đăng nhập và truyền tờ khai trên phần mềm khai hải quan điện tử.

Hàng chuyển máy bay về Hồ Chí Minh thường sẽ tập trung ở 2 kho: TCS/SCSC. Bạn sẽ mở tờ khai và làm việc với cơ quan hải quan, đóng các thuế, phí làm hàng… đến khi lô hàng hoàn tất thông quan.

Xem Thêm: Quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu sẽ phải làm các thủ tục hải quan
Hàng hóa nhập khẩu sẽ phải làm các thủ tục hải quan

Bước 9: Vận chuyển hàng về kho

Sau khi hàng thông quan, tùy vào trọng lượng kích thước của kiện hàng mà bạn sẽ chọn xe tải thích hợp để mang về kho.

Bước 10: Lưu trữ hồ sơ và chứng từ

Tất cả bộ chứng từ cần được lưu trữ, bảo quản cẩn thận. (Để đối chiếu sau này có phát sinh, khiếu nại. Phục vụ kiểm tra của các cơ quan liên quan như cơ quan thuế, hải quan…).

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu hoặc vận chuyển hàng không có thể liên hệ:

___________________

MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

  • Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 63 63 48
  • Email: st1@misontrans.com